Theo dõi INTERBRA trên INTERBRA trên Google News

Đâu là chiến lược giành lại nhãn hiệu khi đã sử dụng mà bị đối thủ đăng ký trước? Bài Học Từ Nhãn Hiệu G20


Việc sử dụng nhãn hiệu để buôn bán thuận lợi rồi mới tiến hành đăng ký nhãn hiệu diễn ra rất phổ biến tại Việt Nam. Đây là việc làm có thể dễ hiểu, nhưng việc làm này cũng có hai mặt: (1) mặt lợi là khi buôn bán thuận lợi mới tiến hành đăng ký thì thành công sẽ là việc giúp cho mặt hàng có thương hiệu ngày càng được thuận lợi đưa vào siêu thị, buôn bán thương mại điện tử, nhưng ngược lại (2) mặt hại là trường hợp đã hoạt động lâu nhưng khi tiến hành đăng ký thì đối thủ đã đăng ký trước đó hoặc thậm chí đã đăng ký thành công và mình hoàn toàn mất quyền kiểm soát với nhãn hiệu.

Để giành thắng lợi trong những vụ phản đối nhãn hiệu khi phát hiện đối thủ đã nhanh chân hơn chủ nhãn hiệu đích thực là một cuộc chiến chưa bao giờ dễ dàng. Nhiều chủ nhãn hiệu đã phải cay đắng chấp nhận mua lại nhãn hiệu của chính họ với mức giá không tưởng dưới sức ép và một vài chiêu trò gây hấn từ đối thủ.

Với kiến thức, kinh nghiệm thực tế sâu rộng, đa dạng Interbra đã tư vấn, tham gia vào việc phản đối và giành lại quyền nhãn hiệu cho G20 cho khách hàng của mình. Hãy đọc bài viết này để tìm hiểu về các chiến lược giành lại nhãn hiệu khi đã sử dụng mà bị đối thủ đăng ký trước, cũng như những điều cần lưu ý khi thực hiện chúng. Bài viết sẽ giúp bạn bảo vệ quyền lợi và thương hiệu của mình.

Bối cảnh

Vụ việc khởi phát khi Công ty Thiên Sa biết được một Hộ kinh doanh tại ĐăkLăk, Việt Nam đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu “” cho các sản phẩm thuộc Nhóm 30. Nhãn hiệu này có bố cục tương tự với nhãn hiệu của Công ty Thiên Sa và đang trong quá trình thẩm định nội dung để được cấp văn bằng bảo hộ.

 

Nói về Công ty Thiên Sa, đây là công ty sản xuất và thương mại, luôn hướng đến mục tiêu trở thành doanh nghiệp chất lượng trong lĩnh vực  chế biến thực phẩm, nông sản: Trái cây sấy, bánh Pía  G20 Việt Nam, G20 coffee cam kết tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. G20 COFFEE là một thương hiệu mang tầm nhìn quốc tế, hướng đến các nước nhóm G20 -các nước có nền kinh tế lớn. Được thành lập vào năm 2010, các sản phẩm của công ty hiện đã có mặt tại tại Mỹ, Đức, Ba Lan, Nga, Malaysia, Nhật Bản. Và tới đây, sẽ còn vươn ra xa hơn để hoàn thành sứ mệnh của mình – THƯƠNG HIỆU CÀ PHÊ MANG TẦM NHÌN THẾ GIỚI.

 

Năm 2014, Công ty Thiên Sa sau quá trình sản xuất hàng và buôn bán đã bắt đầu quan tâm tới vấn đề thương hiệu. Bắt đầu bằng việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu nhưng sau thời gian gần 2 năm theo đơn Cục Sở Hữu Trí Tuệ đã không đồng ý cấp bằng cho Công ty Thiên Sa.

Sau đó 03 năm sau qua quá trình nghiên cứu và phát triển mẫu mới Công ty Thiên Sa đưa ra mẫu nhãn hiệu mới là 

Trớ trêu thay, không lâu sau khi phát triển các hoạt động kinh doanhvới mẫu nhãn hiệu mới, Công ty Thiên Sa phát hiện một Hộ kinh doanh tại ĐăkLăk tại Hà Nội đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu ” Nhãn hiệu này có bố cục tương tự với nhãn hiệu của Thiên Sa.

Nếu được cấp văn bằng bảo hộ cho chủ đơn, Công tyThiên Sa chắc chắn sẽ đối mặt với không ít rắc rối và rủi ro pháp lý vì dường như chủ đơn nêu trên, bên cạnh nhãn hiệu ” còn nộp khá nhiều đơn đăng ký các nhãn hiệu có danh tiếng khác. Điều này cho thấy dấu hiệu rõ ràng của việc đầu cơ nhãn hiệu hòng trục lợi bất chính.

Hành động và Kết quả  

Rà soát, phân tích và đánh giá vụ việc, các luật sư INTERBRA đã đề xuất 2 kế hoạch hành động, gồm: (i) Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu và (ii) Nộp đơn phản đối nhãn hiệu 

Trải qua quá trình xem xét, thẩm định, Cục Sở hữu Trí tuệ Việt Nam đã hoàn toàn bị thuyết phục bởi các tài liệu, chứng cứ và lập luận được các luật sư INTERBRA đệ trình, theo đó, ra phán quyết chấp nhận đơn phản đối của Công ty Thiên Sa và đồng ý cấp văn bằng bảo hộ cho của Công ty Thiên Sa.

 


TỔNG KẾT CỦA INTERBRA  

Đầu cơ nhãn hiệu hay đăng ký nhãn hiệu với dụng ý xấu nhằm chiếm đoạt nhãn hiệu của đối thủ hòng trục lợi bất chính không còn là hiện tượng hiếm gặp tại Việt Nam. Để giành lại quyền sở hữu nhãn hiệu, chủ nhãn hiệu đích thực cần cung cấp các tài liệu, bằng chứng sau:

  • Sử dụng nhãn hiệu trước đó trong thương mại tại Việt Nam của chủ nhãn hiệu đích thực trước thời điểm nộp đơn của đối thủ, chẳng hạn như hóa đơn, tài liệu quảng cáo hoặc danh sách các nhà phân phối;
  • Đặc tính nổi tiếng của nhãn hiệu, chẳng hạn như một số người tiêu dùng có liên quan biết đến nhãn hiệu thông qua việc mua hoặc sử dụng hàng hóa hoặc dịch vụ mang nhãn hiệu đó hoặc thông qua quảng cáo;
  • Phạm vi lưu thông lãnh thổ của hàng hóa / dịch vụ mang nhãn hiệu;
  • Doanh thu của việc bán hoặc cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc khối lượng hàng hóa được bán hoặc dịch vụ được cung cấp;
  • Thời gian sử dụng nhãn hiệu liên tục;
  • Uy tín rộng rãi của hàng hóa / dịch vụ mang nhãn hiệu đó;
  • Các quốc gia cấp phép bảo hộ nhãn hiệu;
  • Các quốc gia công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng;
  • Giá trị chuyển nhượng, giá chuyển nhượng quyền sử dụng hoặc giá trị góp vốn đầu tư đối với nhãn hiệu;
  • Thỏa thuận phân phối và / hoặc bất kỳ bằng chứng nào khác để chứng minh việc nộp đơn hoặc đăng ký với dụng ý xấu;
  • Thông tin về các quyền trước đây tại Việt Nam (đăng ký nhãn hiệu, tên thương mại được bảo hộ, chỉ dẫn địa lý được bảo hộ, kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ).

Nếu Anh Chị đã từng đăng ký nhãn hiệu và bị đối thủ đăng ký trước thì hãy liên hệ ngay với Interbra để được tư vấn và hỗ trợ. Với đội ngũ luật sư, chuyên gia và nhân viên có trên 10 năm kinh nghiệm, uy tín và chuyên môn cao, Interbra đã giúp hơn 1500 khách hàng đã đăng ký thành công nhãn hiệu. Interbra luôn sẵn sàng phục vụ Bạn với phương châm: Uy tín - Chất lượng - Hiệu quả.

HÃY BẢO VỆ NHÃN HIỆU CỦA BẠN VỚI INTERBRA

Hãy gọi ngay cho chúng tôi qua số điện thoại/zalo 0938951939 hoặc email ib@interbra.vn. Interbra luôn sẵn sàng phục vụ bạn!


INTERBRA - Đơn vị dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp về sở hữu trí tuệ.

------------------------------

📢Hãy liên hệ với INTERBRA để được tư vấn miễn phí và nhanh chóng.

📢Đừng bỏ lỡ cơ hội để bảo vệ thương hiệu của bạn.

📢Hãy đăng ký nhãn hiệu ngay hôm nay!

------------------------------

CÔNG TY TNHH TRÍ TUỆ INTERBRA

🏡Số 8 Đường Số 6, KDC Cityland Park Hills, P.10, Q.Gò Vấp, TP.HCM

📧ib@interbra.vn

🌐interbra.vn

📌Fanpage: https://www.facebook.com/interbra.vn/


Tác giả: Hà Ánh - Tư vấn IP
Lưu Ý: Nội dung trên website này chỉ phản ánh quan điểm của Interbra và không có tính chất là lời khuyên hay dịch vụ pháp lý. Quý vị cần tìm hiểu kỹ và tham khảo ý kiến của các chuyên gia pháp lý trước khi đưa ra bất kỳ quyết định hoặc hành động nào dựa trên nội dung này.


Tag:

#interbra #nhanhieu #canhtranh #doithudangkynhanhieu

Bài Viết Mới

CỤC SỞ HỮU TRÍ TUỆ chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 109485

Ngày 02/10/2024 Cục sở hữu trí tuệ ra quyết định số 115951/QĐ-SHTT.ip Về việc chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 109485 cấp ngày 22/9/2008 của Lovedale Corporation Pte. Ltd., 135 Cecil Street, LKN Building #10-04 Singapore-069536.



Hướng Dẫn Tra Cứu Nhãn Hiệu Thành Công

Bạn đang chuẩn bị đăng ký nhãn hiệu nhưng không biết bắt đầu từ đâu? Việc tra cứu nhãn hiệu là bước đầu tiên vô cùng quan trọng giúp bạn kiểm tra khả năng bảo hộ, tránh bị từ chối và tiết kiệm thời gian, chi phí sửa đổi. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách tra cứu nhãn hiệu đơn giản, chính xác, và hiệu quả nhất để đảm bảo thương hiệu của bạn có cơ hội đăng ký thành công cao nhất.



Vì Sao Coca-Cola Không Cần Bằng Sáng Chế? Bài Học Cho CEO Về Bí Mật Kinh Doanh

Trong thế giới kinh doanh hiện đại, sở hữu trí tuệ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ tài sản vô hình của doanh nghiệp. Đối với các CEO đã lập nghiệp từ 3 đến 5 năm, việc hiểu rõ về bí mật kinh doanh và sở hữu trí tuệ là chìa khóa để phát triển thương hiệu mạnh mẽ. Một ví dụ điển hình là cách Coca-Cola bảo vệ công thức của mình.