You are using an outdated browser. For a faster, safer browsing experience, upgrade for free today.


Theo dõi INTERBRA trên INTERBRA trên Google News

Vụ Án Về Nhãn Hiệu - Làm Thế Nào Khi Có Người Sử Dụng Nhãn Hiệu Của Mình Làm Tên Doanh Nghiệp Của Họ?


1. Tình huống:

Công ty Cổ phần Tập đoàn ĐX (viết tắt là DXG) hoạt động với ngành nghề là kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê, chi tiết là kinh doanh nhà, dịch vụ nhà đất, đã có giấy phép kinh doanh lần đầu ngày 23/11/2003, đăng ký thay đổi lần thứ 25 ngày 15/04/2022 có trụ sở tại TP.HCM là chủ sở hữu nhãn hiệu “ĐX” đã được đăng ký độc quyền thành công tại Cục Sở Hữu Trí Tuệ.

Công ty TNHH Bất động sản ĐX 47 (viết tắt ĐX 47) được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu ngày 12/07/2021 với nhiêu ngành nghề trong đó có kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê.

DXG cho rằng ĐX 47 đã vi phạm nghiêm trọng việc sử dụng nhãn hiệu “ĐX” mà DXG đã đăng ký, sử dụng trước trong cùng lĩnh vực kinh doanh và khu vực kinh doanh; việc sử nhãn hiệu để đặt tên doanh nghiệp và sử dụng tên doanh nghiệp có các dấu hiệu trùng với nhãn hiệu mà ĐXG đã đăng ký để hoạt động trong cùng ngành nghề kinh doanh của ĐX 47 là hành vi bị cấm và là hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp luật hiện hành.

Công ty ĐXG khởi kiện Công ty ĐX 47 đề nghị tòa án nhân dân giải quyết buộc Công ty ĐX 47 chấm dứt hành vi sử dụng tên doanh nghiệp có chứa cụm từ ĐX và xin lỗi, cải chính công khai ngay khi bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

2. Quan điểm về vấn đề này

Theo quy định tại Khoản 16 Điều 4 Luật SHTT 2005 sửa đổi năm 2022 (Luật SHTT) “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”.

Theo khoản 3 Điều 6 Luật SHTT quy định: “Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Luật này”.

Công ty ĐXG đã đăng ký nhãn hiệu và được cấp văn bằng bảo hộ theo quy định.

Theo quy định tại Khoản 1,2 Điều 72 Luật SHTT quy định điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ như sau: “1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc hoặc dấu hiệu âm thanh thể hiện được dưới dạng đồ họa; 2. Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.

Theo quy định tại Điều 129 Luật SHTT quy định Các hành vi sau đây được thực hiện mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu thì bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu: “a) Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng với hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó; b) Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ

Theo quy định tại khoản 1,2 Điều 19 của Nghị định 01/2021/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp quy định xử lý đối với trường hợp tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp như sau:

1. Không được sử dụng tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của tổ chức, cá nhân đã được bảo hộ để cấu thành tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp được sự chấp thuận của chủ sở hữu tên thương mại, nhãn hiệu đó. Trước khi đăng ký đặt tên doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp tham khảo các nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đã đăng ký và được lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu về nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý của cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp.

2. Căn cứ để xác định tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp được thực hiện theo các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu đặt tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Trường hợp tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp thì doanh nghiệp có tên vi phạm phải đăng ký thay đổi tên doanh nghiệp.”

Công ty ĐX 47 hoạt động cùng ngành nghề kinh doanh với ĐXG nhưng lại sử dụng cụm từ “ĐX” để cấu thành tên doanh nghiệp là tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu “ĐX” đã được ĐXG đăng ký và đã được cấp văn bằng bảo hộ theo quy định. Do đó việc ĐXG khởi kiện đề nghị DX 47 chấm dứt hành vi sử dụng tên doanh nghiệp “ĐX” là có căn cứ.

Theo điểm b khoản 1 Điều 198 Luật SHTT quy định Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền áp dụng các biện pháp sau đây để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình: “Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, gỡ bỏ và xóa nội dung vi phạm trên môi trường mạng viễn thông và mạng Internet, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại”. Do đó yêu cầu khởi kiện của ĐXG buộc ĐX 47 phải xin lỗi, cải chính công khai ngay khi bản án, quyết định của tòa có hiệu lực pháp luật là có căn cứ chấp nhận.

3. Kết quả

- Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ĐXG

- Buộc ĐX 47 chấm dứt hành vi sử dụng tên doanh nghiệp có cụm từ “ĐX”

- Buộc ĐX 47 xin lỗi, cải chính công khai trên 03 số liên tiếp của báo Trung ương và báo địa phương tại tỉnh vì đã có hành ci xâm phạm và sử dụng nhãn hiệu “ĐX” của ĐXG.

4. Lời khuyên của Interbra

* Đối với những đơn vị đã đăng ký thành công nhãn hiệu

- Khi phát hiện có người dùng nhãn hiệu của mình đã được độc quyền dùng làm tên doanh nghiệp và sử dụng để hoạt động trong cùng ngành nghề thì tiến hành cảnh báo, nếu không có sự chủ động chấm dứt thay đổi thì tiến hành khởi kiện lên tòa án nhân dân để được xử lý.

* Đối với những đơn vị tiến hành đăng ký thành lập doanh nghiệp mới

- Tiến hành kiểm tra xem tên thương mại dự định đặt có bị trùng với nhãn hiệu của đơn vị nào đăng ký hay không.

- Không được cố tình sử dụng nhãn hiệu đã được đơn vị khác đăng ký thành công để hoạt động trong cùng ngành nghề.

Với 10 năm kinh nghiệm và đặc biệc có công cụ tra cứu nhãn hiệu với hơn 700.000 nghìn dữ liệu đăng ký sẽ giúp Bạn kiểm tra một cách nhanh chóng và chính xác trong vòng 1 cú click chuột. Đến với INTERBRA, Bạn sẽ được cam kết mang đến dịch vụ chuyên nghiệp, tận tâm và đảm bảo quyền lợi tối đa cho doanh nghiệp.

Hãy liên hệ với INTERBRA để bảo vệ thương hiệu của bạn.

Số điện thoại/zalo: 0938951939 Ms Ngọc; 0909 755 636 Ms Ánh

Facebook: Sở Hữu Trí Tuệ Interbra

Tiktok: Đăng ký Nhãn Hiệu – Interbra

Website: https://interbra.vn/

INTERBRA - Đơn vị dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp về sở hữu trí tuệ.

------------------------------

📢Hãy liên hệ với INTERBRA để được tư vấn miễn phí và nhanh chóng.

📢Đừng bỏ lỡ cơ hội để bảo vệ thương hiệu của bạn.

📢Hãy đăng ký nhãn hiệu ngay hôm nay!

------------------------------

CÔNG TY TNHH TRÍ TUỆ INTERBRA

🏡Số 8 Đường Số 6, KDC Cityland Park Hills, P.10, Q.Gò Vấp, TP.HCM

📧ib@interbra.vn

🌐interbra.vn

📌Fanpage: https://www.facebook.com/interbra.vn/


Tác giả: Hà Ánh - Tư vấn IP
Lưu Ý: Nội dung trên website này chỉ phản ánh quan điểm của Interbra và không có tính chất là lời khuyên hay dịch vụ pháp lý. Quý vị cần tìm hiểu kỹ và tham khảo ý kiến của các chuyên gia pháp lý trước khi đưa ra bất kỳ quyết định hoặc hành động nào dựa trên nội dung này.


Tag:

#interbra #nhanhieu #tracuunhanhieu #dangkynhanhieu #logo #xamphamnhanhieu #batdongsan #realestate



Bài Viết Mới

Facebook messenger Facebook messenger