MỘT
SỐ VẤN ĐỀ CẦN LÀM RÕ KHI THỰC HIỆN LUẬT SHTT MỚI VÀ NGHỊ ĐỊNH 65
(trao đổi tại cuộc họp giữa Cục SHTT-VIPA-VCCI ngày
10/10/2023)
CÁC VẤN ĐỀ
CHUNG:
1.
Văn bằng bảo
hộ dạng điện tử (Điều 29, Nghị định 65)
- Trong
trường hợp người nộp đơn đã không yêu cầu nhận VBBH dạng giấy trong tờ khai
đơn, thì sau này nếu chủ đơn muốn yêu cầu cấp VBBH dạng giấy thì có được không?
Cục SHTT có thu thêm phí không?
Cục SHTT: Chỉ cấp bằng một lần. Đã cấp
bản giấy thì không yêu cầu cấp bản điện tử được (và ngược lại). Nếu cần bản giấy
thì yêu cầu cấp bản sao có xác nhận của Cục SHTT.
- Đối những
VBBH cũ (cấp theo đơn nộp trước 23/8/2023) đã cấp dưới dạng bản giấy, chủ bằng
có thể yêu cầu cấp bản điện tử được không?
Cục SHTT: Không (như giải thích
trên). Tuy nhiên, đối với VBBH sáng chế, do số trang bản mô tả quá nhiều, Cục
có thể cân nhắc việc cấp bản điện tử nếu chủ văn bằng có nhu cầu và nếu hệ thống
của Cục cho phép.
- Trong
trường hợp cấp VBBH dạng điện tử, thì việc ghi nhận các sửa đổi, chuyển nhượng,
đính chính VBBH sẽ được thực hiện thế nào? (Hiện tại trong mẫu tờ khai sửa đổi/chuyển
nhượng mới được ban hành theo Nghị định 65 chưa thể hiện rõ về trường hợp VBBH
dạng điện tử).
Cục SHTT: Văn bằng giấy thì các thủ tục
thực hiện ở dạng giấy. Văn bằng điện tử thì các thủ tục thực hiện ở dạng điện tử.
- Nếu sau
này chủ bằng xin cấp VBBH bản giấy thì thông tin ghi nhận sửa đổi, chuyển nhượng, đính chính có được đính kèm theo VBBH bản giấy
không?
Cục SHTT: Không (như giải thích
trên). Không yêu cầu cấp thêm văn bằng giấy nếu đã có bản điện tử. Nếu cần bản
giấy thì yêu cầu cấp bản sao có xác nhận của Cục SHTT, bản sao này sẽ bao gồm
các thông tin ghi nhận sửa đổi, chuyển nhượng, đính chính.
2.
Thủ tục phản
đối đơn và ý kiến của người thứ ba (Điều 112 và 112a Luật SHTT)
Cục SHTT: Từ 23/8/2023, chia thành 2
kênh thủ tục rõ ràng: Ý kiến người thứ ba (Điều 112) và Phản đối đơn (Điều 112a
-> đáp ứng điều kiện về thời hạn phản đối)
-
Công
văn mang tên gọi “Đơn phản đối” nộp trước 23/8/2023 (đặc biệt trong giai đoạn từ
1/1/2023 tới trước 23/8/2023) nếu đã có số đơn phản đối và Cục đã thu tiền thì
sẽ được tiếp tục xử lý theo thủ tục phản đối đơn.
-
Công
văn như vậy nếu nộp từ 23/8/2023 trở đi và không đáp ứng thời hạn quy định tại
Điều 112a thì Cục SHTT có 2 hướng: (i) hoàn tiền đã nộp và xử lý theo thủ tục Ý
kiến người thứ ba, (ii) nếu việc hoàn tiền không thực hiện được (do thủ tục từ
phía Cục) thì đơn sẽ được xử lý theo thủ tục Phản đối.
3. Thay đổi đại diện SHCN
Điều 16.2 (e) Nghị
định 65/2023 quy định, đối với trường hợp sửa đổi đại diện Sở hữu công nghiệp,
người nộp đơn phải nộp tuyên bố thay đổi đại diện sở hữu công nghiệp.
Đề nghị Cục
SHTT làm rõ các yêu cầu về hình thức của tuyên bố này (có cần bản gốc không hay
chỉ cần bản sao là đủ) và tuyên bố này phải được lập cho từng đơn/vụ việc cụ thể
không? Tổ chức đại diện SHCN có Giấy ủy quyền chung của chủ đơn – bao gồm cả nội
dung được quyền sửa đổi đại diện - có thể nộp đơn yêu cầu, mà không cần phải nộp
thêm một tuyên bố riêng biệt, không?
Cục SHTT: Yên cầu đối với Tuyên bố
cũng giống như yêu cầu đối với Ủy quyền. Tuy nhiên, nếu như Cục có nghi ngờ về
tính xác thực của Tuyên bố thì có thể yêu cầu thêm (ví dụ công chứng chữ ký). Cục
không giải quyết các tranh chấp giữa chủ đơn và đại diện Việt Nam, chỉ ghi nhận
thay đổi trên cơ sở tài liệu cung cấp.
NHÃN HIỆU:
4.
Các yêu cầu cụ thể cho việc nộp đơn nhãn
hiệu âm thanh, Cục SHTT đã bắt đầu nhận đơn nhãn hiệu âm thanh chưa?
Cục SHTT: Đã bắt đầu nhận đơn nhãn hiệu
âm thanh, tuy nhiên chưa có thực tiễn cho loại nhãn hiệu này. Về nguyên tắc,
nhãn hiệu âm thanh sẽ được xét nghiệm theo thủ tục thông thường như các loại
nhãn hiệu khác, không có quy chế xét nghiệm riêng cho nhãn hiệu âm thanh.
5.
Điều 74.2h, Luật SHTT có thể được coi là
căn cứ để ‘bảo lưu quyền nộp đơn’ cho chủ nhãn hiệu đã hết hạn hiệu lực do
không gia hạn (“Nhãn hết hạn”) hay không?
Cục SHTT: Không có quy định cụ thể về
“bảo lưu quyền nộp đơn”. Tuy nhiên, do cơ chế về việc lấy đối chứng nên dường
như trên thực tế có tồn tại sự bảo lưu như vậy.
6.
Cơ chế từ chối từng phần đối với nhãn hiệu
quốc gia? Đã áp dụng chưa? Các lưu ý cần thiết.
Cục SHTT: Đã áp dụng, chờ form, không
nhất thiết phải tách đơn nữa.
7.
Điều 60 -
Nghị Định 65 - Điều kiện hạn chế việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu: (Khoản 1-
c): Nhãn hiệu được chuyển nhượng có chứa yếu tố là dấu hiệu làm cho người
tiêu dùng nhầm lẫn hoặc hiểu sai lệch về xuất xứ, chất lượng, giá trị, v.v… của
hàng hóa, dịch vụ thuộc phạm vi chuyển nhượng.
Cục SHTT: Chỉ cần chứa thành phần tên
riêng của tên công ty thì đã có thể bị coi là ‘chứa yếu tố’ theo Điều 60 Nghị định
65 (không nhất thiết phải chứa đầy đủ tên công ty theo ĐKKD).
(Ý kiến của riêng anh Bảy): Tuy nhiên, việc có thành phần
tên riêng đó trong nhãn hiệu không nhất thiết dẫn tới việc ‘việc chuyển nhượng
gây nhầm lẫn hoặc hiểu sai lệch….’ đặc biệt trong trường hợp bên chuyển nhượng
là chủ thể nước ngoài hoặc việc chuyển nhượng giữa công ty mẹ con.
Sử dụng
nhãn hiệu
8.
Sử dụng nhãn hiệu theo Điều 40.2, Nghị định
65: “Việc sử dụng mẫu nhãn hiệu trên thực tế khác biệt với mẫu nhãn hiệu được bảo
hộ do chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc người được chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép thực
hiện cũng được coi là sử dụng nhãn hiệu theo quy định tại khoản 5 Điều 124 của
Luật SHTT nếu sự khác biệt này là không đáng kể, không làm thay đổi khả năng
phân biệt của nhãn hiệu”. Đề nghị Cục giải thích và đưa ra ví dụ cụ thể của “sự
khác biệt không đáng kể, không làm thay đổi khả năng phân biệt của nhãn hiệu”?
Cục SHTT: Chưa có hướng dẫn cụ thể, sẽ
xem xét cho từng trường hợp.
Anh Hà (Phòng PCCS Cục SHTT)
đưa ra ví dụ về sự khác biệt đáng kể: chỉ thay đổi màu sắc nhãn hiệu, thay đổi
phông chữ (phông chữ không chân thành phông chữ có chân), bỏ một số yếu tố phụ
trong nhãn hiệu mà không làm thay đổi tính phân biệt của nhãn hiệu)
SÁNG CHẾ
Kiểm soát
an ninh đối với sáng chế nộp ra nước ngoài (Điều 14.1, Nghị định 65)- Phụ lục
VII - Danh mục lĩnh vực kỹ thuật có tác động đến an ninh, quốc phòng:
1.
Vũ khí bao gồm đạn dược; vũ khí hoá học, sinh học, hạt nhân và các loại vũ khí
khác dùng trong quân sự.
2.
Vật liệu nổ.
3.
Trang thiết bị quân sự.
4.
Thiết bị, công nghệ được sử dụng cho các hoạt động tình báo, phản gián, điều
tra tội phạm.
5.
Công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ sử dụng trong các hoạt
động liên quan đến an ninh, trật tự.
9.
Người nộp đơn có thể tự xác định sáng chế
của mình có thuộc các lĩnh vực nêu trên không?
Cục SHTT: Người nộp đơn có thể nộp
kèm công văn giải trình về lĩnh vực ứng dụng của sáng chế để cơ quan nhà nước
xem xét. Tuy nhiên, thẩm quyền xác định sáng chế thuộc các lĩnh vực trên thuộc
về cơ quan nhà nước, không phải của người nộp đơn. Sáng chế với ‘dual use’ nhiều
khả năng chịu kiểm soát an ninh.
10. Khoản 3 Điều 14, có vẻ như Cục SHTT yêu
cầu người nộp đơn đăng ký sáng chế phải nộp Thông báo bằng văn bản về dự định nộp đơn ra nước ngoài thì Cục
SHTT mới tiến hành thực hiện thủ tục kiểm soát an ninh đối với sáng chế đó (tức
là gửi yêu cầu lên Bộ Quốc phòng, Bộ Công an). Tức là, nếu người nộp đơn không
nộp Thông báo về dự định nộp đơn ra nước ngoài thì Cục SHTT sẽ không thực hiện
thủ tục kiểm soát an ninh?
Cục SHTT: Thông báo bằng văn bản về dự định nộp đơn ra nước
ngoài hoặc Đơn PCT có nguồn gốc Việt Nam được nộp thông qua Cục
SHTT sẽ là cơ sở để ‘kích hoạt’ thủ tục kiểm soát an ninh.
11. Vậy, trong trường hợp người nộp đơn ngay từ đầu đã
không nộp Thông báo về dự định nộp đơn ra nước ngoài, nhưng sau đó do chiến lược
kinh doanh thay đổi nên thực tế có nộp đơn ra nước ngoài, thì đơn Việt Nam đã nộp
hoặc được cấp bằng tại Cục SHTT sẽ được xử lý như thế nào?
(chưa hỏi được câu này).
KIỂU DÁNG
12. Điều 24, Nghị định 65/2023/NĐ-CP xử lý đơn
La Hay có chỉ định Việt Nam
(1)
Ai là đầu mối của Trung tâm thẩm định đơn
đăng ký kiểu dáng công nghiệp sẽ tiếp nhận yêu cầu cung cấp số đơn Việt Nam
tương ứng của đơn La Hay? Hình thức liên lạc là điện thoại hay có hình thức nào
khác nữa không?
(2)
Thời
điểm nào thì người có nhu cầu có thể hỏi Cục SHTT về số đơn Việt Nam tương ứng
với đơn La Hay? Ngay khi đơn La Hay được nộp có chỉ định Việt Nam thì Cục SHTT
đã gán số đơn tương ứng của Việt Nam chưa hay phải đến khi đơn La Hay được công
bố hay bao lâu sau khi đơn La Hay công bố thì Cục SHTT mới gán số đơn tương ứng
của Việt Nam cho đơn La Hay? (nhiều chủ đơn ngay sau khi nộp đơn La Hay có chỉ
định Việt Nam đã yêu cầu đại diện tại Việt Nam nộp tài liệu chứng minh quyền ưu
tiên cho đơn La Hay, tại thời điểm đó đơn La Hay chưa được công bố) (nếu chủ
đơn/đại diện của chủ đơn biết được thời điểm Cục SHTT gán số đơn Việt Nam tương
ứng với số đơn La Hay thì sẽ giảm được thời gian liên lạc cho cả chủ đơn/đại diện
của chủ đơn và Cục SHTT trong trường hợp khi chủ đơn/đại diện của chủ đơn hỏi Cục
SHTT số đơn Việt Nam tương ứng nhưng tại thời điểm đó Cục SHTT lại chưa gán số
đơn Việt Nam)
Cục SHTT: sẽ hỏi lại phòng kiểu dáng
và trả lời sau.
CHỈ DẪN ĐỊA
LÝ
Chưa
hỏi được các câu hỏi liên quan tới Chỉ dẫn địa lý. Cục SHTT có đề cập: trong
trường hợp có hai chỉ dẫn địa lý giống hệt nhau của hai quốc gia cho cùng sản
phẩm, Cục sẽ cấp giấy chứng nhận cho cả hai chỉ dẫn địa lý này gắn với tên quốc
gia cụ thể.
INTERBRA - Đơn vị dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp về sở hữu trí tuệ.
------------------------------
📢Hãy liên hệ với INTERBRA để được tư vấn miễn phí và nhanh chóng.
📢Đừng bỏ lỡ cơ hội để bảo vệ thương hiệu của bạn.
📢Hãy đăng ký nhãn hiệu ngay hôm nay!
------------------------------
CÔNG TY TNHH TRÍ TUỆ INTERBRA
🏡Số 8 Đường Số 6, KDC Cityland Park Hills, P.10, Q.Gò Vấp, TP.HCM
📧ib@interbra.vn
🌐interbra.vn
📌Fanpage: https://www.facebook.com/interbra.vn/
#interbra #nhanhieu #tracuunhanhieu #luatsohuutritue