Bạn đã đăng ký nhãn hiệu cho
sản phẩm hoặc dịch vụ của mình, nhưng lại bị Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) từ chối
vì lý do nhãn hiệu tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đối chứng? Bạn đang loay
hoay chưa biết làm cách nào để có thể bảo vệ nhãn hiệu mà bạn đã dành hết tâm
huyết gây dựng? Nếu vậy, bài viết này sẽ giúp bạn có những kiến thức và kinh
nghiệm “thực chiến” cần thiết để
tranh luận với Cục SHTT.
1. Tình
Huống:
Ngày 29/06/2016, Công Ty TNHH
Một Thành Viên Sản Xuất Thương Mại Xây Dựng Việt Nhật đã tiến hành đăng ký nhãn
hiệu “VIETNHAT Thương Hiệu Của Chất Lượng V N R” đối với sản phẩm “Gạch ceramic”
thuộc Nhóm 19. Tuy nhiên, Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) đã từ chối đăng ký nhãn
hiệu này vì cho rằng “Nhãn hiệu không được bảo hộ vì gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đối chứng
“VIỆT NHẬT” VBBH số 74962 nhóm 19 theo Điều 74.2 h) Luật Sở hữu trí tuệ “Nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt vì là dấu hiệu trùng
hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã đăng ký cho
hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự mà đăng ký nhãn hiệu đó đã chấm dứt hiệu
lực chưa quá năm năm, trừ trường hợp hiệu lực bị chấm dứt vì lý do nhãn hiệu
không được sử dụng theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 95 của Luật này”.
Nhận được sự tin tưởng và
ủy thác của Khách hàng, Interbra tiến hành tranh luận với Cục SHTT để yêu cầu
Cục rút lại Thông báo từ chối và chấp nhận cấp VBBH cho Khách hàng.
Facebook: Sở Hữu Trí Tuệ Interbra
Tiktok: Đăng ký Nhãn Hiệu – Interbra
2. Tranh
luận của Interbra:
Interbra đã tiến hành nghiên cứu và phân tích thông báo từ Cục SHTT. Chúng tôi
đã xem xét các lý lẽ và quy định pháp lý liên quan đến đăng ký nhãn hiệu. Sau
đó, chúng tôi đã lập một phản biện chặt chẽ và chi tiết để đối đáp với Cục
SHTT.
Trong phản biện của mình,
Interbra đã chứng minh rằng nhãn hiệu "VIETNHAT Thương Hiệu Của Chất Lượng
V N R" không tương tự gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng và có khả năng phân
biệt với Nhãn hiệu đối chứng “VIỆT NHẬT”.
Chúng tôi đã trình bày các luận điểm sau:
Thứ
nhất, Chứng minh Nhãn hiệu đối chứng đã chấm dứt hiệu lực 3 năm 10 tháng kể từ
ngày 28/11/2015 và chủ nhãn hiệu đối chứng không sử dụng nhãn hiệu đối chứng từ
ngày 01/01/2013 đến nay đã hơn 6 năm 9 tháng;
Thứ
hai, Chứng minh Nhãn
hiệu yêu cầu đăng ký có cấu trúc, bố cục tổng thể, ấn tượng thương mại hoàn
toàn có khả năng phân biệt với Nhãn hiệu đối chứng.
Từ việc phân tích về thời
gian chấm dứt hiệu lực, thời gian nhãn hiệu đối chứng không còn được sử dụng
trên thực tế cũng như sự khác biệt về cấu trúc, bố cục tổng thể, ấn tượng
thương mại của nhãn hiệu yêu cầu đăng ký và nhãn hiệu đối chứng, thì nhãn hiệu
yêu cầu đăng ký hoàn toàn có khả năng phân biệt với nhãn hiệu đối chứng do đó
nhãn hiệu yêu cầu đăng ký đáp ứng Điều 74.2. h) Luật SHTT và đáp ứng tiêu chuẩn
bảo hộ của Luật Sở hữu trí tuệ.
Interbra đã sử dụng các tài
liệu, bằng chứng và căn cứ pháp lý liên quan để tạo ra một phản biện mạnh mẽ và
thuyết phục. Chúng tôi đã đảm bảo rằng tất cả các điểm chính đã được trình bày
một cách logic và có căn cứ.
Facebook: Sở Hữu Trí Tuệ Interbra
Tiktok: Đăng ký Nhãn Hiệu – Interbra
3.
Kết
Quả:
Sau khi gửi phản biện, Interbra đã giành thắng lợi và Nhãn hiệu yêu cầu đăng ký
“VIETNHAT Thương Hiệu Của Chất Lượng V N R” đã được Cục SHTT cấp Văn
bằng bảo hộ số 385022 vào
ngày 20/04/2021.
4.
Lời
Khuyên của Interbra:
Dựa trên 10 năm kinh nghiệm
của Interbra trong lĩnh vực đăng ký nhãn hiệu, chúng tôi muốn gửi đến lời khuyên cho khách hàng khi gặp trường hợp
tương tự như Công Ty TNHH Một Thành Viên Sản Xuất Thương Mại Xây Dựng
Việt Nhật là:
1. Nghiên
cứu và hiểu rõ quy định pháp lý liên quan đến đăng ký nhãn hiệu. Điều này giúp
bạn có cái nhìn tổng quan về các yêu cầu và tiêu chí mà Cục SHTT đặt ra.
2. Xem
xét kỹ lý lẽ và thông báo từ Cục SHTT. Phân tích các lý do mà Cục từ chối đăng
ký nhãn hiệu của bạn và tìm hiểu cách để tranh luận.
3. Lập
phản biện chặt chẽ và chi tiết. Trình bày các luận điểm rõ ràng và logic để
chứng minh rằng nhãn hiệu của bạn không tương tự gây nhầm lẫn cho người tiêu
dùng và có khả năng phân biệt với nhãn hiệu đối chứng. Sử dụng tài liệu, bằng
chứng và căn cứ pháp lý liên quan để tạo ra một phản biện mạnh mẽ và thuyết
phục.
4. Chứng
minh rằng Nhãn hiệu yêu cầu đăng ký đã hết hạn và chủ nhãn hiệu đối chứng đã
không sử dụng nhãn hiệu đối chứng trong thời gian 5 năm, đồng thời có sự khác
biệt về cấu trúc, bố cục tổng thể, ấn tượng thương mại so với Nhãn hiệu đối
chứng.
5. Tìm
sự tư vấn từ luật sư chuyên về sở hữu trí tuệ. Luật sư có kiến thức và kinh
nghiệm sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình đăng ký nhãn hiệu và cung cấp hướng
dẫn cụ thể để tạo ra một phản biện mạnh mẽ.
Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng và
sự hỗ trợ từ luật sư chuyên về sở hữu trí tuệ như Interbra, bạn có cơ hội giành
thắng lợi trong việc đăng ký nhãn hiệu của mình.
Với đội ngũ luật sư, chuyên gia và nhân viên có trên 10
năm kinh nghiệm, uy tín và chuyên môn cao, Interbra đã giúp hơn 1500 khách hàng
đã đăng ký thành công nhãn hiệu. Interbra luôn sẵn sàng phục vụ Bạn với phương
châm: Uy tín - Chất lượng - Hiệu quả.
HÃY BẢO VỆ NHÃN HIỆU CỦA BẠN VỚI INTERBRA
Hãy gọi ngay cho chúng tôi qua số điện thoại/zalo 0938951939
hoặc email ib@interbra.vn.
Facebook: Sở Hữu Trí Tuệ Interbra
Tiktok: Đăng Ký Nhãn Hiệu – Interbra
Website: https://interbra.vn/
Interbra luôn sẵn sàng phục vụ bạn!
INTERBRA - Đơn vị dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp về sở hữu trí tuệ.
------------------------------
📢Hãy liên hệ với INTERBRA để được tư vấn miễn phí và nhanh chóng.
📢Đừng bỏ lỡ cơ hội để bảo vệ thương hiệu của bạn.
📢Hãy đăng ký nhãn hiệu ngay hôm nay!
------------------------------
CÔNG TY TNHH TRÍ TUỆ INTERBRA
🏡Số 8 Đường Số 6, KDC Cityland Park Hills, P.10, Q.Gò Vấp, TP.HCM
📧ib@interbra.vn
🌐interbra.vn
📌Fanpage: https://www.facebook.com/interbra.vn/
#interbra #nhanhieu #tracuunhanhieu #thongbaotuchoi