You are using an outdated browser. For a faster, safer browsing experience, upgrade for free today.


Theo dõi INTERBRA trên INTERBRA trên Google News

Tầm Quan Trọng Của Việc Đăng Ký Bảo Hộ Nhãn Hiệu Là Gì?


Hiện nay, việc xác định đăng ký nhãn hiệu là một bước quan trọng trong kinh doanh nên cá nhân, tổ chức sau khi hoàn thành bản thiết kế nhãn hiệu hay bất kỳ sản phẩm trí tuệ nào đều tiến hành đăng ký bảo hộ tại Cục Sở hữu trí tuệ. Đây hoàn toàn không phải là việc làm ngẫu nhiên mà hoàn toàn có lý do.

Interbra sẽ giới thiệu cho bạn một cách tổng quan nhất các lý do dẫn đến điều đó. Bạn sẽ thấy được những lợi ích và tầm quan trọng của việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu với những lời khuyên bổ ích từ Interbra.

Điều kiện để được pháp luật bảo hộ

- Theo khoản 3 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Như vậy, nhãn hiệu của một tổ chức, cá nhân,...chỉ được bảo hộ khi tổ chức, cá nhân,... đó tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

Ý nghĩa thực tiễn

Theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ của Việt Nam thì việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu không phải là nghĩa vụ bắt buộc đối với các tổ chức, cá nhân sử dụng nhãn hiệu. Mặc dù đăng ký nhãn hiệu không phải là thủ tục bắt buộc nhưng việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu lại là việc rất cần thiết và là cơ sở để xác lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu.

Một trong những lợi thế cạnh tranh trong nền kinh tế phát triển như hiện nay, đó là việc doanh nghiệp xây dựng được thương hiệu của mình.

Người được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là chủ sở hữu của nhãn hiệu đã đăng ký và được hưởng quyền đối với nhãn hiệu trong phạm vi bảo hộ ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và trong thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

Những lợi ích, ý nghĩa thực tiễn của việc đăng ký bảo hộ như sau:

·         Khi nhãn hiệu đã được pháp luật bảo hộ, chủ sở hữu được độc quyền khai thác lợi ích thương mại từ nhãn hiệu của mình trong thời hạn bảo hộ như:

  1. -   Gắn nhãn hiệu được bảo hộ lên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh;
  2. -   Lưu thông, chào bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán hàng hoá mang nhãn hiệu được bảo hộ;
  3. -     Nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ.

·         Tránh khả năng gây nhầm lẫn

 

Việc đăng ký bảo hộ Nhãn hiệu cho doanh nghiệp bên cạnh việc thúc đầy hoạt động quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp, tạo sự tin tưởng trong quan hệ với khách hàng mà doanh nghiệp còn có căn cứ pháp lý bảo vệ cho quyền lợi của mình trước những hành vi sử dụng trái phép nhãn hiệu đó.

Như vậy để hạn chế những rủi ro có thể xảy ra đối với sản phẩm, dịch vụ của mình chủ sở hữu nhãn hiệu cần tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nhằm xây dựng thương hiệu bền vững.

Người đang sử dụng nhãn hiệu nhưng chưa đăng ký tức là chưa xác lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu. Việc sử dụng nhãn hiệu mà không đăng ký sẽ dẫn đến khả năng bị mất quyền sử dụng nhãn hiệu đó khi có người khác đăng ký nhãn hiệu đó cho các sản phẩm, dịch vụ cùng loại.

 

Hiệu lực của việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Hiệu lực của việc đăng ký bảo hộ chỉ giới hạn trong phạm vi lãnh thổ từng quốc gia và pháp luật của từng quốc gia về bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá cũng không thống nhất với nhau, cả về phạm vi đối tượng áp dụng, thủ tục đăng ký, thời hạn bảo hộ…

Vì sự hạn chế này mà nhiều công ước quốc tế về bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá đã được ký kết như Công ước Paris về sở hữu trí tuệ 1883, Thoả ước Madrid về đăng ký nhãn hiệu hàng hoá, Hiệp định Giơnevơ 1994 về nhãn hiệu hàng hoá, Hiệp định TRIPS của Tổ chức thương mại thế giới WTO về các khía cạnh thương mại liên quan đến sở hữu trí tuệ. 

 

Theo Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành quy định về hiệu lực của văn bằng bảo hộ

Như vậy, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 10 năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm.

 

Kết luận:

Việc đăng ký nhãn hiệu có vai trò rất quan trọng, thêm vào đó đăng ký nhãn hiệu là một quy trình pháp lý phức tạp và đòi hỏi nhiều kiến thức chuyên môn. Doanh nghiệp có thể gặp nhiều khó khăn và rủi ro không nắm được sự quan trọng của việc đăng ký nhãn hiệu và tiến hành mà không có sự hỗ trợ của đơn vị chuyên nghiệp. Để bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp, bạn nên chọn một đơn vị đăng ký nhãn hiệu uy tín và có kinh nghiệm như INTERBRA.

Với 10 năm kinh nghiệm, INTERBRA cam kết mang đến dịch vụ chuyên nghiệp, tận tâm và đảm bảo quyền lợi tối đa cho doanh nghiệp.

Hãy liên hệ với INTERBRA để bảo vệ thương hiệu của bạn.

Số điện thoại/zalo: 0938951939 Ms Ngọc; 0909 755 636 Ms Ánh

Facebook: Sở Hữu Trí Tuệ Interbra

Tiktok: Đăng ký Nhãn Hiệu – Interbra

Website: https://interbra.vn/


INTERBRA - Đơn vị dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp về sở hữu trí tuệ.

------------------------------

📢Hãy liên hệ với INTERBRA để được tư vấn miễn phí và nhanh chóng.

📢Đừng bỏ lỡ cơ hội để bảo vệ thương hiệu của bạn.

📢Hãy đăng ký nhãn hiệu ngay hôm nay!

------------------------------

CÔNG TY TNHH TRÍ TUỆ INTERBRA

🏡Số 8 Đường Số 6, KDC Cityland Park Hills, P.10, Q.Gò Vấp, TP.HCM

📧ib@interbra.vn

🌐interbra.vn

📌Fanpage: https://www.facebook.com/interbra.vn/


Tác giả: Hà Ánh - Tư vấn IP
Lưu Ý: Nội dung trên website này chỉ phản ánh quan điểm của Interbra và không có tính chất là lời khuyên hay dịch vụ pháp lý. Quý vị cần tìm hiểu kỹ và tham khảo ý kiến của các chuyên gia pháp lý trước khi đưa ra bất kỳ quyết định hoặc hành động nào dựa trên nội dung này.


Tag:

#interbra #nhanhieu #tracuunhanhieu #dangkynhanhieu



Bài Viết Mới

Facebook messenger Facebook messenger