Theo dõi INTERBRA trên INTERBRA trên Google News

Sự Khác Nhau Giữa Nhãn Hiệu Và Bản Quyền Tác Giả


Nhãn hiệu và bản quyền tác giả (BQTG) là hai đối tượng sở hữu trí tuệ (SHTT) phổ biến được sử dụng trong kinh doanh. Cả hai đều có vai trò quan trọng trong việc bảo hộ tài sản trí tuệ của doanh nghiệp, nhưng chúng cũng có những điểm khác biệt cơ bản mà Bạn cần phải nắm và hiểu rõ để giúp Bạn có thể lựa chọn hình thức bảo hộ phù hợp với tài sản trí tuệ của mình.

Dưới đây là một số điểm khác nhau cơ bản giữa Nhãn hiệuvà BQTG:

1. Khái niệm:

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau (Theo khoản 16 Điều 4 Luật SHTT hiện hành).

BQTG là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu (Theo khoản 2 Điều 4 Luật SHTT hành).

2. Đối tượng bảo hộ:

Nhãn Hiệu là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc hoặc dấu hiệu âm thanh thể hiện được dưới dạng đồ họa (Khoản 1 Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ)

Do đó đối tượng bảo hộ của Nhãn hiệu là:

Chữ cái, từ ngữ: Đây là hình thức phổ biến nhất của nhãn hiệu, bao gồm tên thương mại, tên viết tắt của tên thương mại, tên sản phẩm, dịch vụ, tên viết tắt của tên sản phẩm, dịch vụ, v.v.

Hình vẽ, hình ảnh: Đây là hình thức Nhãn hiệuđược sử dụng để tạo ấn tượng, thu hút sự chú ý của người tiêu dùng. Nhãn hiệuhình vẽ, hình ảnh có thể là logo, biểu tượng, hình minh họa, v.v.

Hình ba chiều: Đây là hình thức Nhãn hiệuthể hiện hình dáng, cấu trúc của hàng hóa, dịch vụ. Nhãn hiệuhình ba chiều có thể là hình dáng của sản phẩm, bao bì sản phẩm, v.v.

Màu sắc: Đây là hình thức Nhãn hiệusử dụng màu sắc để tạo sự khác biệt và ấn tượng. Nhãn hiệumàu sắc có thể là màu sắc chủ đạo của sản phẩm, bao bì sản phẩm, v.v.

Dấu hiệu âm thanh: Đây là hình thức Nhãn hiệuthể hiện âm thanh của hàng hóa, dịch vụ. Nhãn hiệuâm thanh có thể là âm thanh của sản phẩm, âm thanh của logo, v.v.

 

BQTG là tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào (Khoản 7 Điều 4, Luật Sở hữu trí tuệ)

Do đó đối tượng bảo hộ của BQTG là:

Tác phẩm văn học: bao gồm tác phẩm thơ, truyện, tiểu thuyết, kịch bản, tác phẩm văn học dịch,...

Tác phẩm nghệ thuật: bao gồm tác phẩm hội họa, tác phẩm điêu khắc, tác phẩm âm nhạc, tác phẩm sân khấu, tác phẩm điện ảnh, tác phẩm nhiếp ảnh, tác phẩm kiến trúc, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng,...

Tác phẩm khoa học: bao gồm tác phẩm khoa học tự nhiên, khoa học xã hội,...

 

3. Mục đích bảo hộ:

NHÃN HIỆU: Bảo hộ uy tín danh tiếng của thương hiệu, ngăn chặn người khác sử dụng trái phép các yếu tố nhận diện thương hiệu.

BQTG: Bảo hộ quyền tác giả của người sáng tạo, giúp ngăn chặn việc sao chép và sử dụng không đúng cách tác phẩm sáng tạo của họ.

 

4. Phạm vi bảo hộ:

NHÃN HIỆU: Bảo hộ những yếu tố cụ thể như tên thương hiệu, logo, hoặc slogan và trong lĩnh vực kinh doanh cụ thể (nhóm) đã được ghi trong văn bằng bảo hộ

+ Đăng ký nước nào bảo hộ nước đó, theo phạm vi lãnh thổ

BQTG: Bảo hộ toàn bộ tác phẩm sáng tạo

+ Bảo hộ tại các nước gia nhập công ước Ber

 

5. Thời gian bảo hộ:

NHÃN HIỆU: Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm.(khoản 6 Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ 2005)

Do đó thời gian bảo hộ nhãn hiệu là 10 năm, kể từ ngày nộp đơn đăng ký và có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm, và có thể bảo hộ mãi mãi nếu chủ sở hữu làm thủ tục yêu cầu gia hạn trong vòng 06 tháng trước khi Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hết hiệu lực.

 

BQTG: Thời hạn bảo hộ quyền tác giả là: 

1. Quyền nhân thân quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 của Luật này được bảo hộ vô thời hạn.

2. Quyền nhân thân quy định tại khoản 3 Điều 19 và quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật này có thời hạn bảo hộ như sau:

a) Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên; đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là một trăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình; đối với tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả xuất hiện thì thời hạn bảo hộ được tính theo quy định tại điểm b khoản này;

b) Tác phẩm không thuộc loại hình quy định tại điểm a khoản này có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết;

c) Thời hạn bảo hộ quy định tại điểm a và điểm b khoản này chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả.” (Điều 27 luật SHTT)

Theo đó Thời hạn bảo hộ quyền tác giả được chia thành hai nhóm:

o    Nhóm thứ nhất: Thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên. Nhóm này bao gồm các tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh.

o    Nhóm thứ hai: Thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết. Nhóm này bao gồm các tác phẩm không thuộc loại hình quy định tại nhóm thứ nhất.

·         Đối với tác phẩm có đồng tác giả, thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết.

·         Thời hạn bảo hộ quyền tác giả được tính từ thời điểm tác phẩm được công bố lần đầu tiên. Đối với tác phẩm chưa được công bố thì thời hạn bảo hộ được tính từ thời điểm tác phẩm được định hình.

 

6. Thời gian thực tế đăng ký:

NHÃN HIỆU: Thời gian thực tế khi đăng ký tại Cục Sở Hữu Trí Tuệ là 26-32 tháng

BQTG: Thời gian thực tế khi đăng ký tại Cục Bản Quyền Tác Giả là 4-6 tháng

 

7. Cơ quan nộp hồ sơ đăng ký:

NHÃN HIỆU: Cục Sở Hữu Trí Tuệ

BQTG: Cục Bản quyền tác giả

 

KẾT LUẬN: NHÃN HIỆU và BQTG là hai loại quyền sở hữu trí tuệ quan trọng, có thể được sử dụng để bảo hộ các sáng tạo của con người. Việc lựa chọn đăng ký loại quyền nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm đối tượng bảo hộ, mục đích bảo hộ, và phạm vi bảo hộ mong muốn.

Một số lưu ý khi lựa chọn đăng ký NHÃN HIỆU và BQTG

C  NHÃN HIỆU được khuyến khích đăng ký cho các yếu tố nhận diện thương hiệu quan trọng, chẳng hạn như tên thương hiệu, logo, hay slogan. Việc đăng ký NHÃN HIỆU sẽ giúp chủ sở hữu thương hiệu có được quyền độc quyền sử dụng các yếu tố này trong phạm vi lãnh thổ được bảo hộ.

 

C  BQTG được khuyến khích đăng ký cho các tác phẩm sáng tạo có giá trị kinh tế hoặc giá trị tinh thần cao. Việc đăng ký BQTG sẽ giúp chủ sở hữu tác phẩm có được quyền độc quyền sử dụng tác phẩm và ngăn chặn việc sao chép, sử dụng trái phép tác phẩm của họ.

Trong bài viết này, chúng ta đã thảo luận về sự khác nhau giữa Nhãn hiệuvà bản quyền tác giả (BQTG), với việc lựa chọn hình thức bảo hộ NHÃN HIỆU và BQTG phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp bảo vệ được tài sản trí tuệ của mình một cách hiệu quả, tránh được các hành vi xâm phạm quyền SHTT.  Nhưng  với thời buổi internet phát triển nhanh chóng như thế này thì TỐT NHẤT, Bạn nên cân nhắc đăng ký bảo hộ cả NHÃN HIỆUvà BQTG để có được sự bảo hộ toàn diện cho các sáng tạo của mình.

Hãy liên hệ với Interbra để bạn có 30 phút tư vấn 1-1 với luật sư Nhãn hiệu 10 năm kinh nghiệm của Interbra tư và có những chiến lược bảo hộ một cách hiệu quả nhất với mức chi phí ưu đãi nhất.

INTERBRA - Đơn vị dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp về sở hữu trí tuệ.

------------------------------

📢Hãy liên hệ với INTERBRA để được tư vấn miễn phí và nhanh chóng.

📢Đừng bỏ lỡ cơ hội để bảo vệ thương hiệu của bạn.

📢Hãy đăng ký nhãn hiệu ngay hôm nay!

------------------------------

CÔNG TY TNHH TRÍ TUỆ INTERBRA

🏡Số 8 Đường Số 6, KDC Cityland Park Hills, P.10, Q.Gò Vấp, TP.HCM

📧ib@interbra.vn

🌐interbra.vn

📌Fanpage: https://www.facebook.com/interbra.vn/


Tác giả: Hà Nguyệt - Chuyên viên IP
Lưu Ý: Nội dung trên website này chỉ phản ánh quan điểm của Interbra và không có tính chất là lời khuyên hay dịch vụ pháp lý. Quý vị cần tìm hiểu kỹ và tham khảo ý kiến của các chuyên gia pháp lý trước khi đưa ra bất kỳ quyết định hoặc hành động nào dựa trên nội dung này.


Tag:

#interbra #nhanhieu #tracuunhanhieu #dangkynhanhieu #banquyentacgia

Bài Viết Mới

Vì Sao Coca-Cola Không Cần Bằng Sáng Chế? Bài Học Cho CEO Về Bí Mật Kinh Doanh

Trong thế giới kinh doanh hiện đại, sở hữu trí tuệ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ tài sản vô hình của doanh nghiệp. Đối với các CEO đã lập nghiệp từ 3 đến 5 năm, việc hiểu rõ về bí mật kinh doanh và sở hữu trí tuệ là chìa khóa để phát triển thương hiệu mạnh mẽ. Một ví dụ điển hình là cách Coca-Cola bảo vệ công thức của mình.



Quy Trình Đăng Ký Nhãn Hiệu Tại Interbra: Giải Pháp Cho Doanh Nghiệp 3-5 Năm và Những Ai Đã Đăng Ký Nhãn Hiệu Thất Bại

Bạn đã có nhãn hiệu từ 3 đến 5 năm, nhưng vì tập trung vào phát triển kinh doanh chưa đăng ký nhãn hiệu hoặc đã từng thất bại trong việc đăng ký nhãn hiệu? Đừng lo, Interbra sẽ là lựa chọn hoàn hảo giúp bạn hiểu rõ quy trình đăng ký nhãn hiệu này một cách dễ dàng và thành công. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết!



Tại sao VINAMILK lại đăng ký nhãn hiệu bao vây?

Bạn đã đăng ký nhãn hiệu có dấu thành công, nhưng liệu điều đó có đủ để bảo vệ thương hiệu của bạn? Một ngày nào đó, đối thủ có thể lợi dụng việc bạn chưa đăng ký đầy đủ bằng cách chỉnh sửa nhẹ nhãn hiệu của bạn và đi đăng ký. Khi đó, họ có thể cạnh tranh trực tiếp với bạn, dẫn đến cuộc chiến pháp lý phức tạp dù bạn đã sở hữu nhãn hiệu ban đầu.