Theo dõi INTERBRA trên INTERBRA trên Google News

Vụ Án Xâm Phạm Quyền Tác Giả: Bài Học Cho Tác Giả Và Chủ Sở Hữu Tác Phẩm


1. Tình huống:

Từ năm 2001, Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Kỹ thuật và Phát triển Tin học PT (sau đây viết tắt là Công ty PT) có đầu tư làm truyện tranh cho thiếu nhi, ông Lê Phong L bắt đầu làm việc tại Công ty với vị trí vẽ minh họa.

Khi đó giám đốc công ty PT là bà Phan Thị Mỹ H1 có đề nghị ông L vẽ bộ truyện tranh dân gian để chuyển thể các điển tích và nhân vật trạng ngày xưa. Ông có xây dựng khoảng 30 nhân vật và chọn ra 4 hình tượng nhân vật là O, P, Q, R để sáng tác bộ truyện tranh E.

Ông L thực hiện các công việc từ hình thành ý tưởng sáng tạo đến vẽ hình tượng nhân vật và sự kiến số tập truyện phải xuất bản trong năm. Công ty PT và các đồng nghiệp chỉ hỗ trợ mua tư liệu, lọc nét, xử lý màu, đóng góp ý kiến nhằm rút ngắn thời gian và hoàn thiện bộ truyện hơn. Bà Phan Thị Mỹ không tham gia vào một khâu sáng tạo nào trong sáng tác truyện mà chỉ có vai trò điều phối chung và góp ý với tư cách là nhà quản lý. Việc tiếp thu các ý kiến đóng góp từ Bà H1 và người khác vào bộ truyện tranh hoàn toàn do ông L quyết định. Khi truyện phát hành, trên tất cả các trang bì tập truyện đều có ghi nhận tác giả là Lê L (là bút danh của Ông L).

Ngày 29/03/2002, theo yêu cầu của bà Mỹ, ông L có ký đơn để Công ty PT đăng ký quyền sở hữu đối với 4 hình thượng nhân vật O, P, Q, R. Sau đó Công ty PT được Cục bản quyền cấp Giấy chứng nhận ghi nhận chủ sở hữu bản quyền của 4 hình tượng nhân vật trên.

Ông L tiếp tục sáng tác truyện E cho đến tập 78 thì dừng lại và nghỉ việc tại Công ty PT. Một thời gian sau Ông L phát hiện Công ty PT đã tự tạo ra nhiều biến thể khác nhau của 4 hình tượng nhân vật O, P, Q, R trên các tập truyện E từ tập 79 cho đến nay và các ấn phẩm khác như E Khoa Học, E Mỹ Thuật mà không xin phép Ông L.

Nay Ông L khởi kiện yêu cầu:

+ Công nhận Ông L là tác giả duy nhất của 4 hình tượng nhân vật O, P, Q, R trong bộ truyện tranh từ tập 01 đến tập 78, không công nhận bà Phan Thị Mỹ H1 là đồng tác giả trong việc sáng tác 4 hình tượng nhân vật trên.

+ Buộc Công ty PT chấm dứt việc tự tạo và sử dụng những biến thể khác nhau của các hình tượng 04 nhân vật đã nêu trên ở các tập E tiếp theo tập 78 và trên các ấn bản khác nhau như E Khoa Học, E Mỹ Thuật.

+ Buộc Công ty PT xin lỗi công khai trên báo Pháp luật, Thanh Niên, Tuổi Trẻ Cười..với nội dung như sau:”Tôi là Phan Thị Mỹ H1, Giám đốc Công ty PT, xin lỗi Ông L (bút danh Lê L) cùng toàn thể độc giả E vì đã có hành vi xâm phạm hình tượng các nhân vật Trạng Trí, Sửu Ẹo, Dần béo, Cả Mẹo do Ông L sáng tác trong bộ truyền tranh E.

+ Buộc Công ty PT thanh toán chi phí thuê luật sư.

Ông L cho rằng lý do ông ký tên vào đơn đăng ký bản quyền ngày 29/03/2002 gửi Cục bản quyền là làm theo yêu cầu của Bà Phan Thị Mỹ H1 mục đích là để ghi nhận quyền sở hữu cho Công Ty PT chứ không phải ghi nhận quyền tác giả cho Bà H1 hay ghi nhận ông chuyển quyền tác giả đối với 4 hình tượng nhân vật trên cho Công ty PT hay bất kỳ ai khác.

Theo Ông L, Công ty PT sử dụng 4 hình tượng nhân vật O, P, Q, R để thực hiện truyền E từ tập 79 trở đi và các tập truyện E Khoa Học, E Mỹ Thuật là làm tác phẩm phái sinh. Tuy nhiên, việc Công ty PT tự tạo ra các biến thể của 4 hình tượng nhân vật này trong các tập truyền trên với những hình ảnh, dáng vẻ, tư thế khác so với hình tượng gốc mà không được sự đồng ý của ông là xâm phạm đến sự toàn vẹn của tác phẩm và quyền nhân thân của Ông.

Bà Phan Thị Mỹ H1 và Công ty PT có cùng người đại diện hợp pháp là Ông Nguyễn Vân N trình bày:

Bà H1 và Công ty PT xác nhận nội dung trình bày của Ông L về quan hệ lao động giữa Ông L và Công ty PT là đúng. Tuy nhiên, không đồng ý với toàn bộ lời trình bày của Ông L về quá trình sáng tác 4 hình tượng nhân vật O, P, Q, R trong tập truyện E.

Bà H1 không đồng ý với yêu cầu của Ông L về công nhận Ông là tác giả duy nhất của hình tượng các nhân vật trong các tập truyện từ 1 đến tập 78, bởi lẽ:

+ Tại văn bản ngày 29/03/2002 Ông L đã ký cam kết, thỏa thuận với bà H1 công nhận bà H1 là đồng tác giả của 4 hình tượng O, P, Q, R và chuyển toàn bộ quyền sở hữu 4 hình tượng trên cho Công ty PT. Văn bản này bản chất là giao dịch dân sự và được ông L tự nguyện xác lập nên đã có giá trị ràng buộc thực hiện theo quy định pháp luật. Việc ông L khởi kiện yêu cầu công nhận mình là tác giả duy nhất là vi phạm cam kết trên.

+ Trong quá trình giải quyết vụ án, Ông L không chứng minh được mình là người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm, cụ thể là về thời gian, địa điểm, hình thức, cách thức sáng tác, dấu ấn sáng tạo cá nhân của mình, căn cứ duy nhất được Ông L đưa ra là trên bìa ấn phẩm E có ghi tên “Lê L”.

+ Bà H1 là người đầu tiên có ý tưởng về các nhân vật trong E, cụ thể bà là người lấy hình mẫu, cơ sở cấu trúc nhân vật truyện tranh Nhật Bàn và đường nét mang tính dân gian Việt Nam để tạo nên 04 hình tượng nhân vật. Hình tượng 04 nhân vật đã được định hình rõ ràng trong trí óc của bà H1, nhưng do không phải họa sĩ nên bà H1 đã thuê các họa sĩ trong đó có Ông L giúp bà thể hiện các hình tượng này, quá trình này vẫn được bà h1 đích thân chỉ đạo, phân công nhiệm vụ.

+ Việc để thông tin tác giả là Ông Lê L lên bìa sách chỉ để phục vụ cho câu lạc bộ giao lưu với bạn độc, nhằm mục đích kinh doanh, không hoàn toàn đúng nhưng cũng không hoàn toàn sai, tránh đối thủ cạnh tranh bắt chước, giúp nâng vị thế của Ông L chứ không phải thừa nhận Ông Lê L là tác giả của truyện.

Công ty PT không đồng ý với yêu cầu của Ông L về việc buộc Công ty chấm dứt việc tạo các biến thể của hình tượng 04 nhân vật O, P, Q, R trên các tập E tiếp theo tập 78 và trên các ẩn bản khác như E Khoa Học, E Mỹ Thuật, bởi lẽ:

+ Qua văn bản 29/03/2002 Ông L đã thừa nhận Bà H1 là đồng tác giả và chuyển quyền sở hữu hình tượng 04 nhân vật cho Công ty PT. Đến nay chưa có quyết định nào tuyên bố văn bản này và giấy chứng nhận bản quyền vô hiệu, nên Công ty PT có quyền sử dụng 4 hình tượng để làm tác phẩm phái sinh.

+ Do không có hành vi xâm phạm quyền tác giả nên Công ty PT không đồng ý với yêu cầu của Ông L về Công ty phải xin lỗi công khai và thanh toán chi phí luật sư.

2. Quan điểm về vấn đề này

Theo quy định tại Điều 51 Luật SHTT và điều 35, 36, 37 Nghị định 22/2018/NĐ-CP ngày 23/02/2018 về thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền tác giả  thì Cục bản quyền tác giả là cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền tác giả theo hồ sơ đăng ký quyền tác giả của người nộp.

Theo quy định tại điều 55 Luật SHTT “ổ chức, cá nhân phát hiện việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan trái với quy định của Luật này thì có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan”

Do đó việc Tòa án công nhận hoặc không công nhận hiệu lực các Giấy chứng nhận quyền tác giả mà Cục bản quyền tác giả cấp không liên quan đến quyền nghĩa vụ của Cục bản quyền tác giả.

Đối tượng tranh chấp trong vụ án là hình thức thể hiện của các nhân vật O,P,Q,R. Theo các Giấy chứng nhận bản quyền tác giả đã cấp ngày 7/5/2002 hình thức thể hiện của 4 nhân vật đang tranh chấp được Cục bản quyền tác giả cho chủ sở hữu là Công ty PT. Tuy nhiên tại mục tác giả các văn bản nêu trên thể hiện là tập thể tác giả. Nguyên đơn cho rằng Ông là người trực tiếp sáng tác ra hình tượng 04 nhân vật, yêu cầu Tòa án xác định ông là tác giả duy nhất của các nhân vật O, P, Q, R. Bị đơn Bà Phan Thị Mỹ H1 là tác giả của các tác phẩm tranh chấp do các tác phẩm này đã được định hình rõ ràng trong trí óc của bà, ông L chỉ là người được bà thuê để vật thể hóa các ý tưởng đó ra thế giới bên ngoài. Nguyên đơn cũng không chứng minh được địa điểm và thời gian sáng tạo, hình thức, cách thức sáng tạo và dấu ấn cá nhân của mình trong tác phẩm.

Việc sáng tác và cấp giấy chứng nhận bản quyền tác giả diễn ra vào giai đoạn chưa có Luật Sở hữu trí tuệ điều chỉnh nên cần áp dụng quy định về Bộ luật dân sự 1995 và các văn bản hướng dẫn phần này của Bộ luật dân sự năm 1995 là phù hợp.

Hình thức thể hiện của các nhân vật O, P, Q, R là các tác phẩm mỹ thuật ứng dụng, là loại hình tác phẩm được bảo hộ theo đúng quy định tại điểm i khoản 1 Điều 747 của Bộ luật Dân sự năm 1995. Theo quy định tại khoản 1 Điều 745, Điều 754 Bộ luật dân sự 1995 thì “Tác giả là người trực tiếp sáng tạo toàn bộ hoặc một phần tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học”; “Quyền tác giả phát sinh kể từ thời điểm tác phẩm được sáng tạo dưới hình thức nhất định”. Điều 6 của Nghị định số 76 – CP ngày 29 tháng 11 năm 1996 của Chính phủ quy định:”Quyền tác giả đối với tác phẩm phát sinh tại thời điểm tác phẩm sáng ttaoj được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt tác phẩm đã công bố hoặc chưa công bố, đã đăng ký bảo hộ hoặc chưa đăng ký bảo hộ”. Tại phiên tòa nguyên đơn cung cấp bản chính bản thảo của hình thức thể hiện 4 nhân vật tuy nhiên không thể hiện vẽ vào thời điểm nào. Bị đơn cũng cung cấp các hình ảnh và cho rằng đây là những hình ảnh phát họa đầu tiên và hình ảnh sau khi có sự góp ý chỉnh sửa của bà H1 nhưng cũng không cung cấp được thông tin thời gian vẽ ra các hình ảnh đó. Tuy nhiên trong quá trình giải quyết vụ án, bị đơn cũng thừa nhận nguyên đơn là người trực tiếp vẽ ra các nhân vật O, P, Q, R và bắt đầu xuất hiện từ tập 01 bộ truyện tranh E do Công ty PT thực hiện xuất bản. Trên các ấn phẩm phát hành đều thể hiện nguyên đơn (bút danh Lê L) là người thể hiện phần tranh minh họa, ngoài ra một số mục khác như quá trình thực hiện bộ truyện E mà theo trình bày của bà Phan Thị Mỹ H1 là để giao lưu với bạn đọc thì đều thể hiện họa sĩ Lê L là tác giả.

Theo khoản 3 và khoản 5 Điều 2 Nghị định số 76 – CP ngày 29/11/1996 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số quy định về quyền tác giả trong Bộ luật Dân sự thì để được công nhận là tác giả, người trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật hoặc khoa học phải để tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm được công bố, phổ biến; cá nhân tổ chức công việc hỗ trợ, góp ý kiến hoặc cung cấp tư liệu cho người khác sáng tạo ra tác phẩm không được công nhận là tác giả. Xét, cá nhân được công nhận là tác giả khi sáng tạo ra tác phẩm và thể hiện sự sáng tạo đó dưới một hình thức vật chất nhất định. Tức là nếu một người có ý tưởng sáng tạo tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, nhưng chưa thể hiện ý tưởng này dưới bất kỳ hình thức nào thì không thể yêu cầu công nhận mình là tác giả đối với ý tưởng đó.

Như vậy nguyên đơn là người trực tiếp thể hiện các hình tượng nhân vật dưới hình thức vật chất nhất định là phù hợp với quy định pháp luật đã viện dẫn nêu trên. Bị đơn cho rằng những hình tượng nhân vật này thật chất đã hình thành trong trí óc của bà mà nguyên đơn chỉ là người thực hiện vẽ lại theo mô tả, bà đã tham gia góp ý, chỉnh sửa cho đến khi đúng với ý tưởng của mình nên cho rằng mình là tác giả của hình thức thể hiện của bốn nhân vật đang tranh chấp là không có cơ sở.

Người đại diện của bị đơn cho rằng Ông L không thể hiện được dấu ấn cá nhân đối với các hình tượng nhân vật, không diễn tả được quá trình sáng tác của mình đối với tác phẩm. Ông L không có không gian sáng tạo dấu ấn cá nhân, phải vẽ trong sự kiểm soát, giám sát của bà H1 nên nguyên đơn cho rằng mình là tác giả duy nhất là không phù hợp. Xét lời trình bày của người đại diện theo ủy quyền của bị đơn là không có căn cứ chấp nhận, vì theo các quy định của pháp luật đã viện dẫn như trên thì dấu ấn cá nhân không phải là điều kiện để xác định tác giả của tác phẩm. Từ những phân tích nêu trên, ông Lê Phong L là tác giả duy nhất của hình thức thể hiện của bốn nhân vật O, P, Q, R là có căn cứ.

 Về việc xác định có hay không việc xâm phạm sự toàn vẹn của tác phẩm là bốn hình tượng nhân vật đang tranh chấp: Theo quy định của Điều 1 phần V của Thông tư liên tịch số 02/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BVHTT&DL-BKH&CN-BTP ngày 03/4/2008 hướng dẫn áp dụng một số quy địnhcủa pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ có quy định về áp dụng pháp luật về sử hữu trí tuệ để giải quyết tranh chấp về quyền tác giả, quyền liên quan:”Đối với quyền tác giả, quyền liên quan được bảo hộ theo quy định của các văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực trước ngày Luật sở hữu trí tuệ có hiệu lực (01-7-2006) nếu còn thời hạn bảo hộ vào ngày 01/07/2006, thì tiếp tục được bảo hộ theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ. Do đó, khi giải quyết loại tranh chấp này, thì Tòa án áp dụng quy định của Luật sở hữu trí tuệ”. Vì vậy để xem xét yêu cầu này giữa hai bên đương sự, Hội đồng, xét xử sẽ áp dụng các quy định của Luật Sở hữu trí tuệ để giải quyết là phù hợp.

Nguyên đơn cho rằng mục đích ông đến làm việc tại Công ty PT là để hợp tác, không phải là lao động theo hợp đồng, các văn bản ông ký cho Công ty PT chỉ là hợp thức hóa trong quá trình xin cấp giấy chứng nhận quyền tác giả đối với các hình tượng nhân vật. Tuy nhiên trong quá trình giải quyết vụ án nguyên đơn không cung cấp được chứng cứ chứng minh cho lời trình bày này. Căn cứ hợp đồng lao động mà nguyên đơn ký kết với Công ty PT và lời trình bày của bị đơn trong quá trình giải quyết vụ án, có cơ sở xác định nguyên đơn làm việc cho Công ty PT theo hợp đồng lao động, nhiệm vụ là vẽ tranh minh họa. Theo quy định tại khoản 1 Điều 746 Bộ luật Dân Sự 1995 thì chủ sở hữu của tác phẩm là tác giả trừ trường hợp tác phẩm sáng tạo theo nhiệm vụ được giao, theo hợp đồng. Theo văn bản đề ngày 29/03/2002 thể hiện “Chúng tôi đứng tên dưới đây gồm: 1. Lê Phong L; 2. Phan Thị Mỹ H1 được Công ty TNHH Thương mại dịch vụ kỹ thuật và phát triển tin học PT,....giao nhiệm vụ thực hiện các tác phẩm: bản vẽ nhân vật bé P, nhân vật O, nhân vật R, nhân vật Q để in trên bộ truyện tranh E”. Văn bản nêu trên có chữ ký của Ông Lê Phong L. Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 746 Bộ luật Dân sự 1995 thì “Cơ quan tổ chức giao nhiệm vụ cho tác giả là chủ sở hữu toàn bộ hoặc một phần tác phẩm do tác giả sáng tạo theo nhiệm vụ mà cơ quan hoặc tổ chức giao”. Do đó, Công ty PT là tổ chức giao nhiệm vụ cho ông Lê Phong L vẽ minh họa nên chủ sở hữu tác phẩm E còn như nhận định trên ông L là tác giả hình thức thể hiện của các nhân vật O, P, Q, R do ông Lê Phong L vẽ. Công ty PT được quyền làm tác phẩm phái sinh nhưng không được sửa chữa, cắt xén hình thức thể hiện của các nhân vật O, P, Q, R hoặc xuyên tạc tác phẩm này dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của ông Lê Phong L.

Trong quá trình giải quyết vụ án, nguyên đơn cho rằng Công ty PT đã phát hành truyện tranh E từ tập 01 đến tập 78, sau đó nguyên đơn nghỉ việc tại Công ty PT nhưng công ty vẫn phát hành tiếp các tập truyện Thần Đồng Đất việc từ tập 79 trở đi và các bộ truyện tranh E Khoa Học với hình thức thể hiện đã được đăng ký tại Cục bản quyền tác giả mà không có sự đồng ý của ông. Nguyên đơn cho rắng việc Công ty PT thuê người vẽ lại các nhân vật nhưng có các đường nét không đúng với hình thức thể hiện trước đây nên cho rằng đây là các biến thể. Nguyên đơn và các bị đơn đều không cung cấp được chứng cứ để chứng minh có thỏa thuận nào khác khi Công ty PT phát hành ttieeps theo của truyện E và các bộ truyện tranh E Mỹ Thuật, E Khoa Học. Tại các tập truyện này này vẫn sử dụng hình ảnh, tên các nhân vật O, P, Q, R tuy nhiên không ghi nhận phần tranh trong truyện là sử dụng tác phẩm hình tượng nhân vật của tác giả Lê L như các tập E từ 01 đến 78. Theo khoản 8 Điều 4 Luật Sở Hữu Trí Tuệ, “Tác phẩm phái sinh là tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giai, tuyển chọn”. Các bên đương sự cho rằng việc tạo ra các tác phẩm sau khi Ông Lê L đã nghỉ việc là làm tác phẩm phái sinh nhưng không nêu được đó là hoạt động nào trong các hoạt động dịch, phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải hay tuyển chọn. Hội đồng xét xử nhận thấy, theo các giấy chwungs nhận đã được Cục bản quyền tác giả cấp cho các tác phẩm mà sau khi Ông L nghỉ việc chỉ diễn tả được một vài góc cạnh như trước, nghiêng, sau lưn. Đây được xem hình thức thể hiện gốc của các tác phẩm. Công ty PT là chủ sử hữu tác phẩm có quyền làm tác phẩm phái sinh nhưng không được sửa chữa tác phẩm gốc. Ông Lê Phong l là tác giả của tác phẩm có quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm.

Như vậy Có căn cứ xác định Công ty PT  đã có hành vi xâm phạm quyền nhân thân của tác giả Lê Phong L theo quy định tại Điều 19, khoản 5 Điều 28 Luật SHTT.

Về yêu cầu của nguyên đơn buộc Công ty PT công khai xin lỗi nguyên đơn và độc giả của bộ truyền tranh E do đã có hành vi xâm phạm quyền tác giả của nguyên đơn là có căn cứ phù hợp với quy định tại Điều 202 Luật SHTT.

Về yêu cầu của nguyên đơn buộc Công ty PT phải thanh toán chi phí luật sư là 20.000.000 được tòa án chấp nhận một phần yêu cầu, tòa án tuyên Công ty PT phải bồi thường 15.000.000 theo quy định tại khoản 3 Điều 205 Luật SHTT.

3. Kết quả

- Công nhận Ông Lê L là tác giả duy nhất của hình thức thể hiện các nhân vật O, P, Q, R trong bộ truyện tranh E từ tập 01 đến tập 78 theo các Giấy chứng nhận bản quyền tác giả đã được cấp.

- Buộc Công ty PT chấm dứt việc tự tạo ra và sử dụng các biến thể của các nhân vật O, Q, P, R trên các tập tiếp theo từ tập 79 của truyện tranh E cũng như trên các ẩn bản khác như E Khoa Học, E Mỹ Thuật.

- Buộc Công Ty PT phải xin lỗi ông Lê L trong 03 số tiền tiếp trên báo với nội dung: “ Công ty TNHH Truyền thông Giáo dục và Giải Trí PT xin lỗi ông Lê Phong L (bút danh Lê L) do đã có hành vi xâm phạm quyền tác giả của Ông L đối với hình thức thể hiện của các nhân vật O, P, Q, R”.

- Buộc Công ty PT thanh toán cho Ông Lê Phong L chi phí thuê luật sư là 15.000.000 đồng

4. Lời khuyên của Interbra

* Đối với những đơn vị, cá nhân sáng tạo ra tác phẩm

- Quyền tác giả phát sinh từ thời điểm tạo ra tác phẩm, luôn phải cẩn thận lưu lại các thông tin để chứng minh cho việc mình là người tạo ra tác phẩm cho dù việc tạo ra tác phẩm đó xuất phát từ một nhiệm vụ được giao.

- Khi tiến hành làm việc, hợp tác với bất kỳ đơn vị nào cũng cần phải thỏa thuận rõ ràng về quyền và lợi ích của tác giả tạo ra tác phẩm để tránh trường hợp để phát sinh các vấn đề.

 

* Đối với những đơn vị bỏ chi phí để thuê người về làm

- Khi tiến hành làm việc, hợp tác với bất kỳ người nào cũng cần phải thỏa thuận rõ ràng về quyền và lợi ích của tác giả và chủ sở hữu, để tác giả thực hiện tác phẩm nắm rõ quyền và lợi ích của mình và phải chuyển giao và bắt buộc chuyển giao các quyền nào cho chủ sở hữu sau khi thực hiện nhiệm vụ được giao từ chủ sở hữu.

Với 10 năm kinh nghiệm, INTERBRA cam kết mang đến dịch vụ chuyên nghiệp, tận tâm và đảm bảo quyền lợi tối đa cho doanh nghiệp.

Hãy liên hệ với INTERBRA để bảo vệ thương hiệu của bạn.

Số điện thoại/zalo: 0938951939 Ms Ngọc; 0909 755 636 Ms Ánh

Facebook: Sở Hữu Trí Tuệ Interbra

Tiktok: Đăng ký Nhãn Hiệu – Interbra

Website: https://interbra.vn/


INTERBRA - Đơn vị dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp về sở hữu trí tuệ.

------------------------------

📢Hãy liên hệ với INTERBRA để được tư vấn miễn phí và nhanh chóng.

📢Đừng bỏ lỡ cơ hội để bảo vệ thương hiệu của bạn.

📢Hãy đăng ký nhãn hiệu ngay hôm nay!

------------------------------

CÔNG TY TNHH TRÍ TUỆ INTERBRA

🏡Số 8 Đường Số 6, KDC Cityland Park Hills, P.10, Q.Gò Vấp, TP.HCM

📧ib@interbra.vn

🌐interbra.vn

📌Fanpage: https://www.facebook.com/interbra.vn/


Tác giả: Hà Ánh - Tư vấn IP
Lưu Ý: Nội dung trên website này chỉ phản ánh quan điểm của Interbra và không có tính chất là lời khuyên hay dịch vụ pháp lý. Quý vị cần tìm hiểu kỹ và tham khảo ý kiến của các chuyên gia pháp lý trước khi đưa ra bất kỳ quyết định hoặc hành động nào dựa trên nội dung này.


Tag:

#interbra #nhanhieu #tracuunhanhieu #banquyentacgia

Bài Viết Mới

CỤC SỞ HỮU TRÍ TUỆ chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 109485

Ngày 02/10/2024 Cục sở hữu trí tuệ ra quyết định số 115951/QĐ-SHTT.ip Về việc chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 109485 cấp ngày 22/9/2008 của Lovedale Corporation Pte. Ltd., 135 Cecil Street, LKN Building #10-04 Singapore-069536.



Hướng Dẫn Tra Cứu Nhãn Hiệu Thành Công

Bạn đang chuẩn bị đăng ký nhãn hiệu nhưng không biết bắt đầu từ đâu? Việc tra cứu nhãn hiệu là bước đầu tiên vô cùng quan trọng giúp bạn kiểm tra khả năng bảo hộ, tránh bị từ chối và tiết kiệm thời gian, chi phí sửa đổi. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách tra cứu nhãn hiệu đơn giản, chính xác, và hiệu quả nhất để đảm bảo thương hiệu của bạn có cơ hội đăng ký thành công cao nhất.



Vì Sao Coca-Cola Không Cần Bằng Sáng Chế? Bài Học Cho CEO Về Bí Mật Kinh Doanh

Trong thế giới kinh doanh hiện đại, sở hữu trí tuệ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ tài sản vô hình của doanh nghiệp. Đối với các CEO đã lập nghiệp từ 3 đến 5 năm, việc hiểu rõ về bí mật kinh doanh và sở hữu trí tuệ là chìa khóa để phát triển thương hiệu mạnh mẽ. Một ví dụ điển hình là cách Coca-Cola bảo vệ công thức của mình.