You are using an outdated browser. For a faster, safer browsing experience, upgrade for free today.


Theo dõi INTERBRA trên INTERBRA trên Google News

Ai Có Quyền Đăng Ký Nhãn Hiệu



Theo quy định tại  Điều 87  Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành về Quyền đăng ký nhãn hiệu thì:

1. Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.

2. Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.

3. Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó.

4. Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hoá, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đó.

5. Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với những điều kiện sau đây:

a) Việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hoá, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh;

b) Việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ.

6. Người có quyền đăng ký quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này, kể cả người đã nộp đơn đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng.

7. Đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu đó mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên thì người đại diện hoặc đại lý đó không được phép đăng ký nhãn hiệu nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu, trừ trường hợp có lý do chính đáng.”

Nghĩa là:

Theo Điều 87, quyền đăng ký nhãn hiệu được phân thành các trường hợp sau:

  • Trường hợp 1: Tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm hoặc dịch vụ của mình ví dụ như công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty liên doanh, doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh cá thể;
  • Trường hợp 2: Tổ chức, cá nhân kinh doanh hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm do người khác sản xuất nhưng chưa được sử dụng nhãn hiệu và không phản đối việc đăng ký. 
  • Trường hợp 3: Tổ chức tập thể hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên sử dụng theo quy chế. Đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó. Ví dụ: Hợp tác xã, Hội nông dân, Hiệp hội, hoặc một Tập hợp từ hai doanh nghiệp trở lên;
  • Trường hợp 4: Tổ chức kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác của hàng hoá, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận miễn là không sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đó Ví dụ: Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế (ISO), Trung tâm chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn (QUACERT), Hiệp hội chè Việt Nam;
  • Trường hợp 5: Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với điều kiện:
    • Việc sử dụng nhãn hiệu phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc cho hàng hoá, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu tham gia sản xuất, kinh doanh.
    • Việc sử dụng nhãn hiệu không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ.

Ngoài ra, Điều 87 còn quy định về việc chuyển giao quyền đăng ký nhãn hiệu và việc cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu mà không có sự đồng ý của chủ sở hữu.

Trên đây là thông tin chi tiết về quy định "Ai Có Quyền Đăng Ký Nhãn Hiệu".

Với 10 năm kinh nghiệm và đội ngũ luật sư chuyên trách trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, hãy để INTERBRA giúp Quý khách đăng ký nhãn hiệu một cách nhanh chóng và hiệu quả, đồng thời được tư vấn và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến sở hữu trí tuệ.

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí. INTERBRA luôn sẵn sàng phục vụ Quý khách với phương châm: Uy tín - Chất lượng - Hiệu quả.

INTERBRA - Đơn vị dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp về sở hữu trí tuệ.

------------------------------

📢Hãy liên hệ với INTERBRA để được tư vấn miễn phí và nhanh chóng.

📢Đừng bỏ lỡ cơ hội để bảo vệ thương hiệu của bạn.

📢Hãy đăng ký nhãn hiệu ngay hôm nay!

------------------------------

CÔNG TY TNHH TRÍ TUỆ INTERBRA

🏡Số 8 Đường Số 6, KDC Cityland Park Hills, P.10, Q.Gò Vấp, TP.HCM

📧ib@interbra.vn

0938.951.939

🌐interbra.vn

📌Fanpage: https://www.facebook.com/interbra.vn/


Tác giả: Hà Ngọc


Tag:

#interbra #khoinghiep #quyendangkynhanhieu #quyendangky #nhanhieu #thuonghieu #banquyen #logo #sohuutrirue #cucsohuutritue #docquyen #Tracuuthuonghieu #tracuunhanhieu #trademark #logo #brand #congcutracuu #dichvudangkythuonghieu #dichvudangkynhanhieu #dangkynhanhieu #nopdondangkynhanhieu #ip #doanhnghiepnho



Bài Viết Mới

Facebook messenger Facebook messenger