Theo dõi INTERBRA trên INTERBRA trên Google News

Đăng Ký Nhãn Hiệu Thành Công Khi Ly Hôn Thương Hiệu Thuộc Về Ai?


Đăng Ký Nhãn Hiệu Thành Công Khi Ly Hôn Thương Hiệu Thuộc Về Ai?

Việc chia tài sản khi ly hôn luôn là một vấn đề nan giải, đặc biệt là đối với những cặp vợ chồng là doanh nhân. Thương hiệu, vốn là tài sản vô hình nhưng lại có giá trị rất lớn, thường trở thành tâm điểm của các cuộc tranh chấp ly hôn. Vụ ly hôn của "Vua Bánh Mì" và "Vua Cà Phê" là một ví dụ điển hình. Liệu pháp luật có thể đưa ra câu trả lời chính xác cho những câu chuyện tình đầy sóng gió này?

Hãy cùng xem xét qua 2 vụ việc ly hôn của 2 Doanh Nghiệp đình đám đó là “Ông Vua Bánh M씓Ông Vua Cà Phê”.


Hãy cùng xem xét qua 2 vụ việc ly hôn của 2 Doanh Nghiệp đình đám đó là “Ông Vua Bánh M씓Ông Vua Cà Phê”.

Với vụ việc của Ông “Vua Bánh Mì” thì thương hiệu “Đức Phát” thuộc về vợ, Còn vụ việc của Ông “Vua Cà Phê” thì thương hiệu “Trung Nguyên” thuộc về chồng.

Tại sao lại có sự khác biệt đó?

Về phương diện pháp lý thì khi ly hôn thương hiệu thuộc về ai?

Chào các bạn đây là kênh luật sư thương hiệu của interbra kênh chuyên về luật sở hữu trí tuệ.

- Theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, “tài sản chung của vợ chồng gồm: tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.”

- Theo quy định tại Điều 213 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định sở hữu chung của vợ chồng là là sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia. Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung; có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung. Vợ chồng thỏa thuận hoặc ủy quyền cho nhau chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung. Tài sản chung của vợ chồng có thể phân chia theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của Tòa án.

Do đó, Theo quy định tại Khoản 1, Điều 33 của Luật Hôn Nhân Gia Đình 2014 và Điều 213 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì “thương hiệu” là một loại tài sản vô hình được hai vợ chồng gây dựng nên trong thời kỳ hôn nhân đều là tài sản chung của hai vợ chồng do đó khi ly hôn đều được chia đôi. Khi đó hai người đều có quyền ngang nhau đối với thương hiệu, nên việc ai là chủ sở hữu là thỏa thuận của hai vợ chồng hoặc quyết định của Tòa án .

Tuy nhiên khi đăng ký thương hiệu thì sẽ được đăng ký dưới tên công ty nên về khía cạnh Luật Sở Hữu Trí Tuệ thì chủ sở hữu của thương hiệu sẽ là Công Ty do đó ai là người nắm công ty thì người đó là chủ sở hữu của thương hiệu đó, chính vì vậy 2 vụ việc ở trên mới có tình huống thương hiệu của “vua bánh mì” thuộc về vợ vì thương hiệu “Đức Phát” được lấy ý tưởng đặt tên từ tên của người vợ “Dư Đức Phát” và “Cơ Sở Đức Phát” tiến hành đăng ký nhãn hiệu khi đó đứng tên chủ cơ sở cũng là người vợ, và người chồng đã nhường Cơ sở lại cho người vợ.

https://interbra.vn/info/searchid?id=422453


Còn thương hiệu của “Vua Cà Phê” được Tòa Án xét xử thuộc về chồng vì Ông Đặng Lê Nguyên Vũ là người được sở hữu Công ty cổ phần Cà phê Trung Nguyên.

 https://interbra.vn/info/searchid?id=377381

Như vậy, việc xác định quyền sở hữu thương hiệu sau ly hôn là một quá trình phức tạp, đòi hỏi sự am hiểu sâu sắc về Luật Hôn Nhân Gia Đình, Luật Sở Hữu Trí Tuệ và các quy định liên quan. Kết quả cuối cùng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm thỏa thuận giữa hai bên, quyết định của Tòa án, và đặc biệt là việc ai là chủ sở hữu pháp lý của công ty sở hữu thương hiệu.

Tuy nhiên, việc chia sẻ thương hiệu khi ly hôn không chỉ dừng lại ở khía cạnh pháp lý. Đó còn là một cuộc chiến tâm lý và kinh tế phức tạp. Việc giành giật một thương hiệu không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống của hai vợ chồng mà còn tác động đến hàng ngàn nhân viên, đối tác và cả người tiêu dùng.

Để tránh những tranh chấp kéo dài và ảnh hưởng đến uy tín của thương hiệu, các cặp vợ chồng nên có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi kết hôn. Việc ký kết hợp đồng tiền hôn nhân hoặc thỏa thuận chia tài sản rõ ràng sẽ giúp giảm thiểu rủi ro và đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên khi xảy ra ly hôn.

Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về vấn đề này.

Để bảo vệ quyền lợi của mình trong quá trình ly hôn, đặc biệt là liên quan đến tài sản vô hình như thương hiệu, cả hai bên nên tìm kiếm sự tư vấn của luật sư chuyên về sở hữu trí tuệ như Interbra. Luật sư sẽ giúp bạn đánh giá toàn diện tình hình, xây dựng chiến lược pháp lý phù hợp và đại diện cho bạn trong các thủ tục pháp lý

Hãy liên hệ với Interbra nếu bạn cần thêm thông tin hoặc tư vấn


INTERBRA - Đơn vị dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp về sở hữu trí tuệ.

------------------------------

📢Hãy liên hệ với INTERBRA để được tư vấn miễn phí và nhanh chóng.

📢Đừng bỏ lỡ cơ hội để bảo vệ thương hiệu của bạn.

📢Hãy đăng ký nhãn hiệu ngay hôm nay!

------------------------------

CÔNG TY TNHH TRÍ TUỆ INTERBRA

🏡Số 8 Đường Số 6, KDC Cityland Park Hills, P.10, Q.Gò Vấp, TP.HCM

📧ib@interbra.vn

🌐interbra.vn

📌Fanpage: https://www.facebook.com/interbra.vn/


Tác giả: Hà Ngọc
Lưu Ý: Nội dung trên website này chỉ phản ánh quan điểm của Interbra và không có tính chất là lời khuyên hay dịch vụ pháp lý. Quý vị cần tìm hiểu kỹ và tham khảo ý kiến của các chuyên gia pháp lý trước khi đưa ra bất kỳ quyết định hoặc hành động nào dựa trên nội dung này.


Tag:

#interbra #nhanhieu #tracuunhanhieu #trungnguyen #ducphat #abc #dangkynhanhieu #dangkythuonghieu

Bài Viết Mới

Vì Sao Coca-Cola Không Cần Bằng Sáng Chế? Bài Học Cho CEO Về Bí Mật Kinh Doanh

Trong thế giới kinh doanh hiện đại, sở hữu trí tuệ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ tài sản vô hình của doanh nghiệp. Đối với các CEO đã lập nghiệp từ 3 đến 5 năm, việc hiểu rõ về bí mật kinh doanh và sở hữu trí tuệ là chìa khóa để phát triển thương hiệu mạnh mẽ. Một ví dụ điển hình là cách Coca-Cola bảo vệ công thức của mình.



Quy Trình Đăng Ký Nhãn Hiệu Tại Interbra: Giải Pháp Cho Doanh Nghiệp 3-5 Năm và Những Ai Đã Đăng Ký Nhãn Hiệu Thất Bại

Bạn đã có nhãn hiệu từ 3 đến 5 năm, nhưng vì tập trung vào phát triển kinh doanh chưa đăng ký nhãn hiệu hoặc đã từng thất bại trong việc đăng ký nhãn hiệu? Đừng lo, Interbra sẽ là lựa chọn hoàn hảo giúp bạn hiểu rõ quy trình đăng ký nhãn hiệu này một cách dễ dàng và thành công. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết!



Tại sao VINAMILK lại đăng ký nhãn hiệu bao vây?

Bạn đã đăng ký nhãn hiệu có dấu thành công, nhưng liệu điều đó có đủ để bảo vệ thương hiệu của bạn? Một ngày nào đó, đối thủ có thể lợi dụng việc bạn chưa đăng ký đầy đủ bằng cách chỉnh sửa nhẹ nhãn hiệu của bạn và đi đăng ký. Khi đó, họ có thể cạnh tranh trực tiếp với bạn, dẫn đến cuộc chiến pháp lý phức tạp dù bạn đã sở hữu nhãn hiệu ban đầu.