Hướng Dẫn Chi Tiết 5 Bước Đăng Ký Nhãn Hiệu Cho Người Mới Bắt Đầu
Tại
Việt Nam, mỗi ngày có hàng trăm nhãn hiệu mới ra đời. Việc đăng ký nhãn hiệu trở nên quan trọng hơn bao giờ hết và là một bước
đi quan trọng để xây dựng một doanh nghiệp thành công. Tuy nhiên, nhiều người vẫn
còn băn khoăn về thủ tục đăng ký nhãn hiệu
và không biết bắt đầu từ đâu. Vậy làm thế nào để đăng ký nhãn hiệu một cách nhanh chóng và hiệu quả? Bài viết này sẽ
cung cấp cho bạn hướng dẫn chi tiết 5 bước đăng
ký nhãn hiệu cho người mới bắt đầu, giúp bạn tự tin xây dựng hành lang
pháp lý và bảo vệ nhãn hiệu riêng của bạn.
Bước 1: Lựa chọn ít nhất 3 tên để đăng ký nhãn hiệu cho một sản phẩm.
Theo
thống kê từ dữ liệu đăng ký nhãn hiệu của Cục SHTT thì mỗi năm trung bình cục SHTT sẽ nhận khoảng 50.000 – 55.000 đơn đăng ký nhãn hiệu, như thế có thể thấy rằng số lượng đơn đăng ký
nhãn hiệu tại Cục là một số lượng rất lớn và ngày càng tăng. Chính vì vậy, tình trạng các đơn vị sử dụng nhãn hiệu phổ
biến và nộp sau đều bị từ chối do đã có đơn vị khác đăng ký nhãn hiệu trước
hết rồi, do đó việc lựa chọn nhãn hiệu để
đăng ký bây giờ vô cùng khó khăn. Vì thế, với kinh nghiệm 10 năm tư vấn đăng
ký nhãn hiệu, để đảm bảo nhãn hiệu của bạn có khả năng thành công được cấp văn
bằng bảo hộ cao nhất, Tôi đề xuất các bạn 02 vấn đề lưu ý khi lựa chọn nhãn hiệu tiến hành đăng ký, cụ thể như sau:
· (1) Các Bạn
lựa chọn cho
tôi 2 đến 3
mẫu nhãn hiệu dự định đăng ký để tránh trường hợp cái tên thứ nhất bị trùng
hoặc tương tự thì sẽ có những các phương án dự phòng thứ hai hoặc thứ ba mà không mất thời gian suy nghĩ lại từ đầu;
· (2) Các bạn cần phải tham khảo 03 điều cơ bản trong quy định của Luật Sở hữu trí tuệ về Điều
Kiện Bảo Hộ Đối Với Nhãn Hiệu như Điều 72 Điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ; Điều 73 Dấu
hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu; Điều 74. Khả năng phân biệt của
nhãn hiệu. Để tránh những trường hợp nhãn hiệu đương
nhiên bị từ chối
Ví dụ:
Các bạn sử dụng tên “Quang Trung – Nguyễn Huệ” để làm nhãn hiệu tiến hành đăng
ký sẽ đương nhiên bị từ chối vì là Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm
lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc,
danh nhân của Việt Nam (Điều 73.3 Luật Sở hữu trí tuệ)
Bước 2: Lựa chọn danh mục sản phẩm/dịch vụ khi đăng ký
Theo
quy định của luật SHTT phạm vi bảo hộ nằm
ở nhóm hàng hóa/ dịch vụ đăng ký, nên khi đăng ký nhãn hiệu việc lựa chọn đúng
danh mục nhóm sản phẩm/dịch vụ mà nhãn hiệu đăng ký sẽ rất quan trọng cho việc
bảo hộ và bảo vệ quyền của bạn khi có hành vi xâm phạm xảy ra. Vì có rất nhiều người đang nhầm lẫn rằng Tôi đăng ký nhãn hiệu một lần Tôi sẽ được bảo hộ
tất cả lĩnh vực sản phẩm/dịch vụ. Tuy nhiên điều đó là hoàn toàn không đúng với quy định của luật SHTT.
Các
bạn cần xác định mình kinh doanh cái gì thì sẽ đăng ký cho sản phẩm/dịch vụ đó
và các nhóm liên quan đến sản phẩm/dịch vụ chính khi các bạn có thể mở rộng
kinh doanh trong tương lai. Chính các sản phẩm/ dịch mà bạn tiến hành đăng ký
chính là những gì các bạn được bảo hộ và thể hiện trong nhóm sản phẩm/dịch vụ
trên văn bằng bảo hộ.
Theo
quy định của Luật SHTT hiện nay có 45 nhóm, từ nhóm 01-34 là nhóm sản xuất và nhóm 35-45 là nhóm dịch
vụ, cụ thể:
· Nhóm 01-34 là nhóm sản xuất có nghĩa
là gắn lên sản phẩm, ví dụ như cà phê, bánh kẹo, bàn, ghế, tủ lạnh,
máy giặt.
· Nhóm 35-45 là nhóm dịch vụ có nghĩa
là không gắn lên sản phẩm mà gắn lên dịch, ví dụ như dịch vụ nhà hàng khách sạn, dịch vụ
lưu trú ngắn ngày hoặc dịch vụ thiết kế.
Ví dụ:
Bạn kinh doanh sản phẩm cà phê thì sẽ Bạn sẽ lựa chọn các nhóm sản phẩm/ dịch vụ
đăng ký nhãn hiệu như sau:
·
Nhóm
30: Cà phê
·
Nhóm
35: Mua bán, kinh doanh online, đại lý phân phối, xuất nhập khẩu: cà phê
·
Nhóm
40: Gia công cà phê
·
Nhóm
43: Quán cà phê
Khi
lựa chọn các nhóm như vậy bạn sẽ được bảo vệ một cách đầy đủ và trọn vẹn nhất,
trong trường hợp có mở rộng các lĩnh vựa liên quan đến cà phê thì bạn cũng đã
đăng ký nhãn hiệu đầy đủ và không cần tiến hành đăng ký thêm, tiết kiệm được thời
gian chờ đợi.
Bước 3: Tra cứu khả năng đăng ký nhãn hiệu trước khi nộp đơn
Việc
tra cứu khả năng đăng ký nhãn hiệu
là không bắt buộc, tuy nhiên Tôi khuyến nghị các bạn nên tiến
hành tra cứu để: (1) đảm bảo khả năng đăng ký để yên tâm sử dụng nhãn hiệu sau khi nộp đơn;
(2) giảm thiểu nguy cơ bạn nộp đơn rồi sau 18- 24 tháng thẩm định Cục
SHTT đánh giá là nhãn hiệu của bạn không đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ do trùng hoặc
tương tự với những đơn đã đăng ký nhãn hiệu trước và đơn của bạn sẽ bị từ chối, khi đó các bạn sẽ mất
thời gian để sửa đổi và nộp lại từ đầu.
Sẽ có 2 hình thức tra cứu:
- Tra cứu sơ bộ, các bạn có thể trực tiếp lên website của Cục SHTT http://wipopublish.ipvietnam.gov.vn/ hoặc có thể vào website của
Interbra.vn https://interbra.vn/searchbrandname/index để tiến hành tra cứu, (Tôi sẽ
bài hướng dẫn chi tiết về việc tra cứu này)
Ưu điểm của hình thức tra cứu sơ bộ là nó sẽ miễn phí tuy nhiên kết quả chỉ được chính xác từ 50-60%, do dữ liệu cập nhật không đủ đến thời điểm bạn
tra cứu
- Tra cứu chuyên sâu, trường hợp này thì các bạn sẽ gửi Chuyên viên tiến hành tra cứu, và trả cho bạn kết quả về tỷ lệ thành công là bao nhiêu % trước khi bạn tiến hành đăng ký nhãn hiệu. Ưu điểm tỷ lệ đăng ký thành công lên đến 90% , tuy nhiên hình thức này bạn sẽ tốn chi phí để tra cứu.
Bước 4: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký
Khi
tra cứu xong có kết quả tra cứu đạt tỷ lệ cao, và thấy rằng nhãn hiệu của bạn đáp
ứng điều kiện bảo hộ, thì bạn ngay lập tức chuẩn bị hồ sơ để tiến hành đăng ký
nhãn hiệu tại Cục SHTT. Tại Việt Nam áp
dụng nguyên tắc “Fist to File”, quy
định rằng quyền sở hữu trí tuệ sẽ được bảo hộ cho người đầu tiên nộp đơn đăng
ký, do đó ưu tiên ai nộp đơn trước sẽ
có quyền ưu tiên trước, nên việc chuẩn bị hồ sơ chính xác sẽ giúp bạn rút ngắn
được thời gian đăng ký.
Hồ sơ đăng ký bao gồm những tài liệu sau.
- Tờ khai đăng ký theo mẫu số: Phụ lục I -Mẫu số 08 Phụ lục kèm theo Nghị định số
65/2023/NĐ-CP ngày 23/08/2023 của Chính Phủ với (Số lượng 02 bản: 01 bản Cục Sở hữu trí tuệ lưu thực hiện thủ
tục, 01 bản còn lại đóng dấu, dán mã vạch trả lại cho Bạn).
- Mẫu nhãn hiệu đăng ký: 06 mẫu kèm theo, ngoài 1 mẫu được gắn trên tờ khai, mẫu nhãn cần
chuẩn bị không nhỏ hơn 2cm x 2cm và không lớn hơn 8cm x 8cm.
- Chứng từ nộp lệ phí. 1.000.000đ/ 01 nhóm/ 6 sản phẩm, dịch vụ cụ thể:
·
Lệ phí nộp đơn: 150.000
đồng/01 nhãn hiệu, 01 nhóm hàng hóa dịch vụ.
·
Phí thẩm định nội dung:
550.000 đồng;
·
Phí tra cứu phục vụ thẩm
định đơn: 180.000 đồng;
·
Phí công bố đơn: 120.000
đồng
Từ
sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi cộng thêm 150.000đ
Từ
nhóm sản phẩm/dịch vụ thứ 2 trong cùng một đơn đăng ký trở đi lệ phí tính như
sau:
·
Phí thẩm định nội dung: 550.000 đồng;
·
Phí tra cứu phục vụ thẩm định đơn: 180.000 đồng;
- Văn bản ủy quyền nếu nộp qua đơn vị đại diện.
Một vài lưu ý tại Bước này:
· Văn bằng bảo hộ được cấp dưới dạng bản điện tử
hoặc bản giấy (trong trường hợp Bạn đề nghị cấp bản giấy thì tích dấu “X” vào bản
giấy, còn nếu không tích vào bản giấy thì Bạn sẽ yêu cầu Cục cấp dưới dạng bản điện
tử);
· Về mô tả nhãn hiệu trong tờ khai đăng ký nhãn
hiệu phải làm rõ các yếu tố cấu thành của nhãn hiệu bao gồm phần chữ và/hoặc phần
hình; Phần Nhãn hiệu có từ, ngữ thuộc ngôn ngữ tượng hình thì từ, ngữ đó phải
được phiên âm. Nếu nhãn hiệu có từ, ngữ bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch
ra tiếng Việt. Đối với các nhãn hiệu có sử dụng mô tả liên quan đến nguồn gốc
xuất xứ của nước ngoài thì Bạn phải có quốc tịch tại nước đó.
· Phân nhóm nhãn hiệu theo đúng Bảng phân loại
quốc tế các hàng hóa, dịch vụ theo Thỏa ước Nice mới nhất để nhãn hiệu đăng ký
không bị từ chối xét nghiệm hình thức đơn và phải nộp bổ sung lệ phí do phân
nhóm sai.
Bước 5: Theo dõi Thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu.
Trước
khi ra quyết định cuối cùng của việc đồng ý hay không đồng ý cấp văn bằng bảo hộ
cho nhãn hiệu của bạn thì sau khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ trải qua ba giai đoạn:
1. Thẩm định về mặt hình thức: kéo dài 01 tháng sau khi đơn nộp, đây là giai đoạn Cục SHTT sẽ xem xét về mặt
hình thức của tài liệu tại Bước 4, đặc
biệt là phần mô tả và phân nhóm trong tờ khai đăng ký... Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu của bạn đáp ứng điều
kiện Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ và cho đăng công
báo sở hữu công nghiệp sau 2 tháng kể từ ngày có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ.
Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu của bạn không đáp ứng điều kiện Cục Sở hữu trí tuệ sẽ
ra Thông báo không chấp nhận đơn và đề nghị bạn sửa đổi. Bạn tiến hành sửa đổi
theo yêu cầu. Sau đó, tiến hành nộp công văn sửa đổi cho Cục sở hữu trí tuệ và
nộp lệ phí bổ sung nếu phân loại nhóm sai.
2. Thẩm định nội dung: Kéo dài 12-14 tháng, đây là giai đoạn Cục SHTT sẽ thẩm định xem
đơn của bạn có đáp ứng yêu cầu bảo hộ theo quy định của Luật SHTT không, có
bị trùng hoặc tương tự với một nhãn
hiệu nào đã đăng ký trước đó hay không:
(1) trường hợp đơn mà bạn chưa
có ai đăng ký thì sẽ ra Thông báo cấp văn bằng bảo hộ (VBBH) bạn sẽ phải nộp
một khoản phí để được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là 360.000đ/ 01 nhóm/ 01 nhãn/ 6 sản phẩm, dịch
vụ (bao gồm Lệ phí cấp văn bằng bảo hô: 120.000 đồng; Phí đăng bạ: 120.000
đồng; Phí công bố nhãn hiệu: 120.000 đồng.) Đối với mỗi nhóm sản phẩm/dịch vụ bảo
hộ tăng thêm, lệ phí cấp giấy chứng nhận tăng thêm: 100.000 đồng. Sau khi bạn
đã thực hiện nộp lệ phí vấp văn bằng. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ cấp văn bằng bảo hộ
độc quyền nhãn hiệu trong khoảng thời gian từ 2-3 tháng kể từ ngày đóng lệ phí.
(2) Còn trường hợp đã có ai
đăng ký thì Cục SHTT sẽ ra Thông báo thẩm định nội dung từ chối nêu rõ lý do và đối chứng mà bạn bị từ chối. Và bạn có 03 tháng để trả lời công văn của
Cục, nếu bạn trả lời đạt và được Cục đồng
ý cấp VBBH thì bạn sẽ thực hiện đóng phí lệ phí như ở trên. Còn trường hợp
bạn trả lời không đạt thì bạn sẽ nhận được
Quyết định từ chối chính thức của Cục SHTT, trong quyết định sẽ cho bạn 3 tháng để tiến hành khiếu nại theo thủ tục
khiếu nại. Nếu bạn tiếp tục theo đuổi đơn thì thực hiện thủ tục khiếu nại lần 1 lên Cục trưởng Cục SHTT,
và/hoặc khiếu nại lần 2 lên Bộ Trưởng Bộ KHCN.
Trên
đây là 5 Bước Chi Tiết Đăng Ký Nhãn hiệu
Hiệu Cho Người Mới Bắt Đầu để bạn tham khảo. Với những thông tin đã được
cung cấp trong bài viết, bạn hoàn toàn có thể tự mình thực hiện thủ tục đăng ký
nhãn hiệu hoặc nhờ đến sự hỗ trợ của Interbra.
Và đừng
chần chừ nữa, hãy bắt đầu hành trình xây
dựng hành lang pháp lý và bảo vệ nhãn hiệu của bạn ngay hôm nay!
Ngoài
việc đăng ký nhãn hiệu, bạn cũng cần quan tâm đến việc bảo vệ các quyền sở hữu
trí tuệ khác như bản quyền, kiểu dáng, sáng chế để đảm bảo sự phát triển bền vững
cho doanh nghiệp của mình. Trong trường hợp cần tư vấn thêm về dịch vụ đăng ký
nhãn hiệu hoặc các dịch vụ khác liên quan bạn có thể liên hệ trực tiếp với Công
Ty TNHH Trí Tuệ Interbra theo số 0938.950.939 để được hỗ trợ nhanh nhất và hiệu
quả nhất!
INTERBRA – LUẬT SƯ XÂY DỰNG HÀNH LANG PHÁP LÝ
VÀ BẢO VỆ NHÃN HIỆU
#interbra #nhanhieu #tracuunhanhieu #dangkynhanhieu