You are using an outdated browser. For a faster, safer browsing experience, upgrade for free today.

Theo dõi INTERBRA trên INTERBRA trên Google News

Trả lời câu hỏi nhãn hiệu “Bánh mì A” bị công ty B đăng ký trước liệu Ông A có được đăng ký không?


Câu hỏi:

Xin chào Luật sư Tôi là A là chủ của một cửa hàng bánh mì nổi tiếng ở Hà Nội. Tôi đã sử dụng nhãn hiệu "Bánh mì A" cho cửa hàng của mình từ năm 2015 và đã được nhiều người biết đến. Tôi muốn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu "Bánh mì A".

Tuy nhiên, khi Tôi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu "Bánh mì A" tại Cục Sở hữu trí tuệ, Tôi phát hiện ra rằng đã có một tổ chức khác là công ty B đã đăng ký trước nhãn hiệu "Bánh mì A" cho hàng hóa là bánh mì từ năm 2018. Công ty B là một công ty sản xuất và phân phối bánh mì trên toàn quốc. Công ty B không sử dụng nhãn hiệu "Bánh mì A" cho sản phẩm của mình, mà chỉ đăng ký để ngăn chặn các đối thủ cạnh tranh sử dụng nhãn hiệu tương tự.

Trong trường hợp này, Tôi có quyền đăng ký nhãn hiệu "Bánh mì A" không? Nếu có, Tôi cần làm gì để bảo vệ quyền của mình? Nếu không, Tôi có thể sử dụng nhãn hiệu "Bánh mì A" tiếp tục không?

 


Trả lời:

Theo khoản 1 Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành “Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp”

Nghĩa là:

Ông A có quyền đăng ký nhãn hiệu "Bánh mì A" vì Ông A là tổ chức sản xuất sản phẩm là bánh mì và đã sử dụng nhãn hiệu "Bánh mì A" trong quá trình kinh doanh của mình từ năm 2015.

 

Tuy nhiên, Theo Điều 74.2h Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành thì “nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt nếu nhãn hiệu đó chứa Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của tổ chức, cá nhân khác đã được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự mà đăng ký nhãn hiệu đó đã chấm dứt hiệu lực chưa quá ba năm, trừ trường hợp đăng ký nhãn hiệu đó bị chấm dứt hiệu lực theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 95 theo thủ tục quy định tại điểm b khoản 3 Điều 117 của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành.

Trong trường hợp này, Ông A có quyền đăng ký nhãn hiệu “Bánh mì A” nhưng:

Nếu nhãn hiệu “Bánh mì A” của công ty B đã đăng ký trước đó đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu thì nhãn hiệu của Ông A trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu “Bánh mì A” của công ty B đã đăng ký cho hàng hóa là bánh mì và vẫn còn hiệu lực. Nếu Ông A nộp đơn đăng ký nhãn hiệu “Bánh mì A”, Ông A sẽ bị Cục Sở hữu trí tuệ từ chối bảo hộ theo quy định tại Điều 74.2h Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành.

Nếu nhãn hiệu “Bánh mì A” của Công ty B chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu thì theo quy định tại Điều 90.2 Luật sở hữu trí tuệ hiện hành thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho nhãn hiệu trong đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ, do đó nếu nhãn hiệu “Bánh mì A” đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ theo Luật sở hữu trí tuệ thì Công ty sẽ được cấp văn bằng và Ông A là người đăng ký sau nên sẽ bị Cục Sở hữu trí tuệ từ chối bảo hộ.

 

Do đó, để bảo vệ quyền của mình Ông A phải chứng minh được rằng Ông A  đã sử dụng nhãn hiệu đó một cách liên tục và công khai trên thị trường trong thời gian dài từ năm 2015 đến nay và phạm vi sử dụng của nhãn hiệu “Bánh mì A” trước khi công ty B nộp đơn đăng ký nhãn hiệu “Bánh mì A”. Để chứng minh được việc sử dụng nhãn hiệu “Bánh mì A”, ông A cần có các bằng chứng xác thực và khách quan, ví dụ như giấy phép kinh doanh, hóa đơn, biên lai, quảng cáo, bao bì, tem mác, danh sách khách hàng, các bài báo, các chứng từ liên quan....

Nếu công ty B đã được cấp văn bằng đăng ký nhãn hiệu "Bánh mì A", Ông A có thể yêu cầu hủy bỏ văn bằng đó theo quy định tại Điều 96 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành. Theo đó, Ông A phải nộp đơn yêu cầu hủy bỏ tại Cục Sở hữu trí tuệ trong vòng 5 năm kể từ ngày công bố quyết định cấp văn bằng đăng ký nhãn hiệu cho công ty B. Trong đơn yêu cầu hủy bỏ, anh A phải nêu rõ lý do và cung cấp các bằng chứng về việc sử dụng nhãn hiệu "Bánh mì A" của mình trước khi công ty B đăng ký và việc công ty B đăng ký nhãn hiệu mà không sử dụng là dụng ý xấu.

Nếu công ty B chưa được cấp văn bằng đăng ký nhãn hiệu "Bánh mì A", Ông A có thể phản đối việc cấp văn bằng cho công ty B theo quy định tại Điều 112 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành. Theo đó, Ông A phải nộp ý kiến phản đối tại Cục Sở hữu trí tuệ trong vòng năm tháng kể từ ngày đơn đăng ký nhãn hiệu của Công ty B được công bố. Trong ý kiến phản đối, Ông A phải nêu rõ lý do và cung cấp các bằng chứng về việc sử dụng nhãn hiệu "Bánh mì A" của mình trước khi công ty B nộp đơn và việc công ty B có dụng ý xấu khi đăng ký nhãn hiệu tương tự.


Nếu không yêu cầu hủy bỏ hoặc phản đối việc cấp văn bằng cho công ty B, Ông A không thể sử dụng nhãn hiệu "Bánh mì A" tiếp tục vì điều đó sẽ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của công ty B. Ông A có thể bị công ty B yêu cầu xử phạt hành chính và/hoặc kiện ra tòa và phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho công ty B theo quy định tại Điều 198 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành.

Tóm lại

Từ trường hợp của Ông A, Tôi có đưa ra một số lưu ý trước khi đăng ký nhãn hiệu sau:

-    Bạn nên sử dụng nhãn hiệu một cách liên tục và công khai trên thị trường để xây dựng uy tín và danh tiếng cho thương hiệu của bạn. Bạn nên lưu giữ các bằng chứng về việc sử dụng nhãn hiệu, ví dụ như giấy phép kinh doanh, hóa đơn, biên lai, quảng cáo, bao bì, tem mác, danh sách khách hàng, các bài báo, các chứng từ liên quan… để có thể chứng minh được quyền ưu tiên sử dụng nhãn hiệu trong trường hợp xảy ra như tình huống trên.

-     Nếu tra cứu mà nhãn hiệu mong muốn đăng ký đã được đăng ký trước hoặc cấp bằng trước thì hãy tìm hiểu xem liệu có thể áp dụng các phương án phản đối cấp, hủy bỏ hiệu lực được hay không để bạn có cơ hội tiếp tục sử dụng và đăng ký nhãn hiệu mà bạn mong muốn.

Nhưng điều quan trọng nhất và cần thiết nhất và đỡ làm bạn tốn kém thời gian và tiền bạc nhất đó là:

-    Trước khi muốn đăng ký nhãn hiệu nào đó thì bạn hãy tiến hành tra cứu nhãn hiệu để xem có nhãn hiệu nào giống nhãn hiệu của bạn đã được đăng ký trước đó chưa. Bạn có thể sử dụng công cụ tra cứu nhãn hiệu trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ hoặc công cụ tra cứu miễn phí của interbra https://interbra.vn/searchbrandname/index để thực hiệu điều đó hoặc liên hệ ngay với Interbra để được hỗ trợ tra cứu miễn phí .

Như vậy trên đây là toàn bộ thông tin Trả lời câu hỏi nhãn hiệu “Bánh mì A” bị công ty B đăng ký trước liệu Ông A có được đăng ký không?" muốn gửi đến Bạn mang tính chất tham khảo.

Với 10 năm kinh nghiệm và đội ngũ luật sư chuyên trách trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, hãy để INTERBRA giúp bạn đăng ký nhãn hiệu một cách nhanh chóng và hiệu quả, đồng thời được tư vấn và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến sở hữu trí tuệ.

Hãy liên hệ ngay với Interbra để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí. INTERBRA luôn sẵn sàng phục vụ Bạn với phương châm: Uy tín - Chất lượng - Hiệu quả.

INTERBRA - Đơn vị dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp về sở hữu trí tuệ.

------------------------------

📢Hãy liên hệ với INTERBRA để được tư vấn miễn phí và nhanh chóng.

📢Đừng bỏ lỡ cơ hội để bảo vệ thương hiệu của bạn.

📢Hãy đăng ký nhãn hiệu ngay hôm nay!

------------------------------

CÔNG TY TNHH TRÍ TUỆ INTERBRA

🏡Số 8 Đường Số 6, KDC Cityland Park Hills, P.10, Q.Gò Vấp, TP.HCM

📧ib@interbra.vn

☎0938.951.939

🌐interbra.vn

📌Fanpage: https://www.facebook.com/interbra.vn/


Tác giả: Hà Ngọc
Lưu Ý: Nội dung trên website này chỉ phản ánh quan điểm của tác giả và không có tính chất là lời khuyên hay dịch vụ pháp lý. Quý vị cần tìm hiểu kỹ và tham khảo ý kiến của các chuyên gia về sở hữu trí tuệ trước khi đưa ra bất kỳ quyết định hoặc hành động nào dựa trên nội dung này.


Tag:

#interbra #khoinghiep #quyendangkynhanhieu #quyendangky #nhanhieu #thuonghieu #banquyen #logo #sohuutrirue #cucsohuutritue #docquyen #trademark #logo #brand #dichvudangkythuonghieu #dichvudangkynhanhieu #dangkynhanhieu #nopdondangkynhanhieu #ip #doanhnghiepnho




Facebook messenger Facebook messenger