Theo dõi INTERBRA trên INTERBRA trên Google News

Shark Bình có đăng ký nhãn hiệu mang tên mình hay chưa?


 Shark Bình có đăng ký nhãn hiệu mang tên mình hay chưa?

Shark Bình có họ tên là Nguyễn Hòa Bình là một trong những nhà đầu tư nổi tiếng trong chương trình Shark Tank Việt Nam. Ông là chủ tịch Tập đoàn NextTech, sở hữu nhiều thương hiệu công nghệ hàng đầu như mPoS, Boxme, VIMO, Ngân Lượng, FastGo,… Ông bắt đầu sự nghiệp của mình từ năm 2001, khi thành lập công ty PeaceSoft với mục tiêu cung cấp các giải pháp phần mềm cho doanh nghiệp.

Từ đó, ông không ngừng mở rộng và phát triển các công ty con trong lĩnh vực công nghệ thông tin, thương mại điện tử, thanh toán điện tử, vận chuyển hàng hóa,… Ông cũng là người tiên phong trong việc đưa các sản phẩm và dịch vụ của Việt Nam ra thị trường quốc tế.

Trong quá trình kinh doanh, ông luôn quan tâm đến việc xây dựng và bảo vệ thương hiệu cho các sản phẩm và dịch vụ của mình. Ông đã đăng ký nhãn hiệu cho rất nhiều thương hiệu của các công ty con thuộc Tập đoàn NextTech. Tuy nhiên, ông chưa bao giờ đăng ký nhãn hiệu mang tên mình.

(hình ảnh Shark Bình lấy nguồn từ FBCN của nhân vật)

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về việc Shark Bình có đăng ký nhãn hiệu mang tên mình hay chưa, cũng như các lợi ích và cách thức đăng ký nhãn hiệu cho doanh nghiệp. Hãy cùng theo dõi nhé!


Các nhãn hiệu mà ông đã từng đăng ký ví dụ như:

- Nhãn hiệu “PEACESOFT”  được đăng ký vào năm 2005 cho các sản phẩm và dịch vụ liên quan đến phần mềm máy tính và thiết bị điện tử. Đây là công ty khởi nghiệp đầu tiên của Shark Bình và là công ty mẹ của Tập đoàn NextTech. 

Link nhãn hiệu: https://interbra.vn/info/searchid?id=50323 ;https://interbra.vn/info/searchid?id=169315

- Nhãn hiệu “ChợĐiệnTử.VN” được đăng ký vào năm 2011 cho các sản phẩm và dịch vụ liên quan đến thương mại điện tử. Đây là sàn giao dịch trực tuyến doanh số lớn nhất Việt Nam vào thời điểm đó và là công ty con của PeaceSoft.

Link nhãn hiệu: https://interbra.vn/info/searchid?id=169317

- Nhãn hiệu “NGANLUONG.VN” được đăng ký vào năm 2011 cho các sản phẩm và dịch vụ liên quan đến thanh toán điện tử. Đây là cổng thanh toán trực tuyến hàng đầu Việt Nam và là công ty con của PeaceSoft.

Link nhãn hiệu: https://interbra.vn/info/searchid?id=169319- ;https://interbra.vn/info/searchid?id=641270-

- Nhãn hiệu “MPOS” được đăng ký vào năm 2020 cho các sản phẩm và dịch vụ liên quan đến thiết bị thanh toán di động. Đây là giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa và là công ty con của NextTech.

Link nhãn hiệu: https://interbra.vn/info/searchid?id=642894-

- Nhãn hiệu “BOXME” được đăng ký vào năm 2019 cho các sản phẩm và dịch vụ liên quan đến vận chuyển hàng hóa. Đây là nền tảng vận chuyển toàn diện cho thương mại điện tử và là công ty con của NextTech.

Link nhãn hiệu: https://interbra.vn/info/searchid?id=546662

- Nhãn hiệu “FASTGO” được đăng ký vào năm 2018 cho các sản phẩm và dịch vụ liên quan đến dịch vụ gọi xe. Đây là ứng dụng gọi xe nhanh chóng, tiện lợi và an toàn tương tự như Grab và Gojek và là công ty con của NextTech.

Link nhãn hiệu: https://interbra.vn/info/searchid?id=521081- ; https://interbra.vn/info/searchid?id=570003-Cong-ty-co-phan-FastGo-Viet-Nam; https://interbra.vn/info/searchid?id=570004-Cong-ty-co-phan-FastGo-Viet-Nam

- Nhãn hiệu “VIMO” được đăng ký vào năm 2020 cho các sản phẩm và dịch vụ liên quan đến thanh toán điện tử. Đây là ví điện tử cho phép người dùng thanh toán qua QR-code, chuyển tiền, rút tiền, mua vé máy bay, vé tàu,… và là công ty con của NextTech.

Link nhãn hiệu: https://interbra.vn/info/searchid?id=642892-

Ngoài ra, Shark Bình còn đăng ký nhãn hiệu cho các sản phẩm và dịch vụ khác như “NEXTTECH https://interbra.vn/info/index?paraSearch=NEXTTECH  ”, và một vài nhãn hiệu khác (link nhãn hiệu: https://interbra.vn/info/index?paraSearch=NEXTPAY%20Vi%E1%BB%87t%20Nam) và còn nhiều nhãn hiệu trong hệ sinh thái của NextTech Anh/Chị có thể tìm hiểu thêm thông tin và

Cho đến năm 2022, khi đó ông quyết định đăng ký nhãn hiệu mang tên mình là SHARK Bình với số đơn 4-2022-18067  (https://interbra.vn/info/searchid?id=738214- ) trong các lĩnh vực sau:

 Nhóm 09: Các sản phẩm liên quan đến phần mềm ứng dụng máy vi tính, chương trình máy vi tính, phần mềm máy tính để thiết lập các công cụ hỗ trợ quản lý kinh doanh, phần mềm máy tính có thể tải xuống sử dụng trong lĩnh vực thanh toán điện tử, thương mại điện tử, vận chuyển; phần mềm có thể tải xuống dùng cho điện thoại di dộng, máy tính bảng, máy tính để thanh toán điện tử, thương mại điện tử, ví điện tử; nền tảng phần mềm máy tính.

 - Nhóm 35: Các dịch vụ liên quan đến tư vấn quản lý kinh doanh, hỗ trợ quản lý kinh doanh, cung cấp sàn thương mại điện tử cho người mua và người bán hàng hoá và dịch vụ giao dịch trực tuyến; hệ thống hoá thông tin vào cơ sở dữ liệu máy tính trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh phục vụ cho bán buôn, bán lẻ; tư vấn nghiệp vụ thương mại cho doanh nghiệp liên quan đến thương mại điện tử, thanh toán điện tử, vận chuyển; dịch vụ trung gian thương mại.

 - Nhóm 36: Các dịch vụ liên quan đến quản lý đầu tư và tư vấn đầu tư; quỹ đầu tư tài chính; tư vấn tài chính; định giá tài chính (bảo hiểm, ngân hàng, bất động sản); mua bán bất động sản; quản lý bất động sản.

Việc đăng ký nhãn hiệu “SHARK Bình” cho thấy ông muốn khẳng định thương hiệu cá nhân của mình trong nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Ông cũng hy vọng, việc đăng ký nhãn hiệu SHARK Bình sẽ giúp ông gây dựng niềm tin và sự kết nối với các doanh nghiệp, startup và khách hàng trong và ngoài nước. Ông mong muốn, nhãn hiệu SHARK Bình sẽ trở thành một biểu tượng cho sự thành công, sáng tạo và đổi mới trong lĩnh vực công nghệ. Bên cạnh đó, đây cũng là một cách để ông bảo vệ danh tiếng và uy tín của mình trước sự sao chép hoặc nhầm lẫn của các bên khác.

                                                                                  (hình ảnh Shark Bình lấy nguồn từ FBCN của nhân vật)

Đó là câu chuyện về việc Shark Bình có đăng ký nhãn hiệu mang tên mình hay chưa. Câu chuyện cho thấy, Shark Bình không chỉ quan tâm đến việc xây dựng và phát triển các thương hiệu công nghệ của mình, mà còn quan tâm đến việc xây dựng và bảo vệ thương hiệu cá nhân của mình. Đó là một bài học quý giá cho các doanh nghiệp và cá nhân muốn thành công trong thời đại số.

Vì vậy, Anh/Chị hãy nhanh tay liên hệ với Interbra để được tư vấn miễn phí và hướng dẫn thủ tục đăng ký nhãn hiệu của mình ngay khi Anh/Chị có ý định muốn sử dụng nhãn hiệu đó ngoài thị trường vì việc đăng ký sớm giúp Anh/Chị không những bảo vệ được quyền sở hữu trí tuệ của mình, tránh được việc bị sao chép, đánh cắp mà còn nhanh chóng sử dụng được giá trị nội tại của thương hiệu độc quyền để mở rộng thị trường.


Nhãn hiệu là gì?

Theo quy định tại khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.”

Nghĩa là nhãn hiệu là một dấu hiệu nhận biết cho sản phẩm/dịch vụ của tổ chức, cá nhân này so sản phẩm/dịch vụ của tổ chức, cá nhân kia trên thị trường, giúp người tiêu dùng phân biệt được sản phẩm/dịch vụ giữa các doanh nghiệp và lựa chọn mà không bị nhầm lẫn.

Nhãn hiệu là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc hoặc dấu hiệu âm thanh thể hiện được dưới dạng đồ họa.


Lợi ích của việc đăng ký nhãn hiệu cho doanh nghiệp

Đăng ký nhãn hiệu là quá trình xin cấp giấy chứng nhận (GCN) bảo hộ nhãn hiệu cho doanh nghiệp tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Khi được GCN, doanh nghiệp sẽ có quyền sử dụng độc quyền nhãn hiệu của mình trong phạm vi lĩnh vực đã đăng ký và ngăn chặn các bên khác sử dụng nhãn hiệu trùng lặp hoặc gây nhầm lẫn theo quy định tại Điều 198 Luật sở hữu trí tuệ hiện hành, vì vậy việc đăng ký nhãn hiệu có 03 lợi ích nỗi bật sau:

 - Tăng giá trị thương hiệu: Nhãn hiệu là một yếu tố quan trọng để người tiêu dùng nhớ đến sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp, tạo ấn tượng và niềm tin cho khách hàng. Một nhãn hiệu độc quyền sẽ giúp doanh nghiệp nổi bật và khác biệt trên thị trường, tăng khả năng thu hút, ghi nhớ và giữ chân khách hàng.

 - Bảo vệ quyền lợi: Nhãn hiệu được bảo hộ sẽ giúp doanh nghiệp ngăn chặn các hành vi sao chép, bắt chước, gian lận hoặc xâm phạm nhãn hiệu của mình. Doanh nghiệp có thể yêu cầu các bên vi phạm ngừng chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai hoặc bồi thường thiệt hại hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

 - Mở rộng thị trường: Nhãn hiệu được bảo hộ sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng hợp tác, liên kết hoặc chuyển giao quyền sử dụng, quyền sở hữu nhãn hiệu cho các bên khác thông qua các hình thức như cấp phép, chuyển nhượng, góp vốn… Anh/Chị  cũng có thể sử dụng nhãn hiệu làm tài sản thế chấp để vay vốn hoặc đầu tư cho các đối tác trong và ngoài nước. Đây là một cách để doanh nghiệp mở rộng thị trường, tăng doanh thu và uy tín.


Cách đăng ký nhãn hiệu thành công nhanh nhất

Để đăng ký nhãn hiệu cho doanh nghiệp thành công nhanh nhất, Anh/Chị  cần thực hiện các bước sau:

 - Bước 1: Kiểm tra nhãn hiệu

Anh/Chị  hãy kiểm tra xem nhãn hiệu có đáp ứng các điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ hay không? Anh/Chị  cần kiểm tra xem nhãn hiệu của Anh/Chị  có là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc hoặc dấu hiệu âm thanh thể hiện được dưới dạng đồ họa và phải có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp Anh/Chị  với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.

Tiếp theo Anh/Chị cần kiểm tra xem nhãn hiệu của Anh/Chị có nằm trong danh mục nhãn hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu sau đây không để Anh/Chị  khắc phục ngay từ khâu lên ý tưởng và lựa chọn nhãn hiệu như: nhãn hiệu chỉ là màu sắc mà không được kết hợp với dấu hiệu chữ hoặc dấu hiệu hình hoặc không được thể hiện thành dạng dấu hiệu chữ hoặc dấu hiệu hình hoặc các dấu hiệu trái với trật tự xã hội, có hại cho an ninh quốc gia hoặc dấu hiệu thuộc đối tượng loại trừ không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu theo quy định tại Điều 73 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành “Các dấu hiệu sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu:

·                    Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và của các nước, quốc tế ca;

·                    Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép;

·                    Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài;

·                    Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận;

·                    Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ;

·                     Dấu hiệu là hình dạng vốn có của hàng hóa hoặc do đặc tính kỹ thuật của hàng hóa bắt buộc phải có;

·                     Dấu hiệu chứa bản sao tác phẩm, trừ trường hợp được phép của chủ sở hữu tác phẩm đó.”

Anh/Chị cần kiểm tra xem nhãn hiệu của Anh/Chị có đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ về khả năng phân biệt và không vi phạm quyền của người khác hay không. Anh/Chị có thể sử dụng công cụ tra cứu trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam hoặc truy cập vào trang web của Interbra tại địa chỉ https://interbra.vn/  hoặc https://interbra.vn/searchbrandname/index để kiểm tra xem nhãn hiệu của Anh/Chị có trùng lặp hoặc tương tự với các nhãn hiệu đã được đăng ký trước hay không.

 

·                    Bước 2: Lựa chọn lĩnh vực đăng ký nhãn hiệu:

Anh/Chị cần xác định các sản phẩm hoặc dịch vụ mà Anh/Chị muốn bảo hộ nhãn hiệu là gì? Anh/Chị cần phân loại các sản phẩm hoặc dịch vụ theo Bảng phân loại quốc tế của Hiệp ước Nice, gồm 45 nhóm. Anh/Chị có thể đăng ký nhãn hiệu cho một hoặc nhiều nhóm, tùy thuộc vào nhu cầu và chi phí của Anh/Chị. Anh/Chị cần chú ý rằng mỗi nhóm sẽ có một phí đăng ký riêng và Anh/Chị chỉ được bảo hộ nhãn hiệu trong phạm vi các nhóm đã đăng ký.

Bước 3: Nộp đơn đăng ký và theo dõi.

·                    (1) Tiếp nhận đơn.

Hình thức nộp đơn

Anh/Chị có thể lựa chọn một trong hai hình thức nộp đơn sau: (1) hình thức nộp đơn giấy hoặc (2) hình thức nộp đơn trực tuyến qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ, tuy nhiên đến hiện tại thì hình thức nộp đơn thứ 2 chưa được áp dụng rộng rãi nên trong phạm vi bài này Interbra không giới thiệu với Anh/Chị. Interbra giới thiệu hình thức nộp đơn giấy cụ thể Anh/Chị có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tiếp hoặc qua dịch vụ của bưu điện đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ, cụ thể:

- Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ, địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

- Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

- Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

Trường hợp nộp hồ sơ đơn đăng ký nhãn hiệu qua bưu điện, Anh/Chị cần chuyển tiền qua dịch vụ của bưu điện, sau đó phô tô Giấy biên nhận chuyển tiền gửi kèm theo hồ sơ đơn đến một trong các điểm tiếp nhận đơn nêu trên của Cục Sở hữu trí tuệ để chứng minh khoản tiền đã nộp.

(Lưu ý: Khi chuyển tiền phí, lệ phí đến một trong các điểm tiếp nhận đơn nêu trên của Cục Sở hữu trí tuệ, Anh/Chị cần gửi hồ sơ qua bưu điện tương ứng đến điểm tiếp nhận đơn đó).

Tài liệu nộp đơn

- 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu, đánh máy theo mẫu số: 04-NH Phụ lục A của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN

[Phần mô tả nhãn hiệu: mẫu nhãn hiệu phải được mô tả để làm rõ các yếu tố cấu thành của nhãn hiệu và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu nếu có; nếu nhãn hiệu có từ, ngữ thuộc ngôn ngữ tượng hình thì từ, ngữ đó phải được phiên âm; nhãn hiệu có từ, ngữ bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt. Nếu nhãn hiệu có chứa chữ số không phải là chữ số ả-rập hoặc la-mã thì phải dịch ra chữ số ả-rập; phần Danh mục các hàng hoá/dịch vụ trong tờ khai phải được phân nhóm phù hợp với bảng phân loại quốc tế về hàng hoá, dịch vụ (theo Thoả ước Nice lần thứ 11)]

- 05 Mẫu nhãn hiệu kèm theo

 (mẫu nhãn hiệu kèm theo phải giống hệt mẫu nhãn hiệu dán trên tờ khai đơn đăng ký kể cả về kích thước và màu sắc. Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày rõ ràng với kích thước của mỗi thành phần trong nhãn hiệu không lớn hơn 80mm và không nhỏ hơn 8mm, tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 80mm x 80mm. Nếu yêu cầu bảo hộ màu sắc thì tất cả các mẫu nhãn hiệu trên tờ khai và kèm theo đều phải được trình bày đúng màu sắc cần bảo hộ);

- Chứng từ nộp phí, lệ phí.

- 01 Giấy uỷ quyền (nếu nộp đơn đăng ký nộp thông qua các tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp) (nếu có);

- Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt (nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ có chứa các biểu tượng, cờ, huy hiệu của cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế…)(nếu có);

- Tài liệu xác nhận quyền đăng ký (nếu có);

- Tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác (nếu có);

- Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên) (nếu có).

Yêu cầu chung đối với đơn đăng ký

- Mỗi đơn chỉ được yêu cầu cấp một văn bằng bảo hộ và loại văn bằng bảo hộ được yêu cầu cấp phải phù hợp với nhãn hiệu nêu trong đơn;

- Mọi tài liệu của đơn đều phải được làm bằng tiếng Việt. Đối với các tài liệu được làm bằng ngôn ngữ khác theo quy định tại các điểm 7.3 và 7.4 của Thông tư  01/2007/TT-BKHCN thì phải được dịch ra tiếng Việt;

- Mọi tài liệu đều phải được trình bày theo chiều dọc (riêng hình vẽ, sơ đồ và bảng biểu có thể được trình bày theo chiều ngang) trên một mặt giấy khổ A4 (210mm x 297mm), trong đó có chừa lề theo bốn phía, mỗi lề rộng 20mm, theo phông chữ Times New Roman, chữ không nhỏ hơn cỡ 13, trừ các tài liệu bổ trợ mà nguồn gốc tài liệu đó không nhằm để đưa vào đơn.

- Đối với tài liệu cần lập theo mẫu thì bắt buộc phải sử dụng các mẫu đó và điền đầy đủ các thông tin theo yêu cầu vào những chỗ thích hợp;

- Mỗi loại tài liệu nếu bao gồm nhiều trang thì mỗi trang phải ghi số thứ tự trang đó bằng chữ số Ả-rập;

- Tài liệu phải được đánh máy hoặc in bằng loại mực khó phai mờ, một cách rõ ràng, sạch sẽ, không tẩy xóa, không sữa chữa; trường hợp phát hiện có sai sót không đáng kể thuộc về lỗi chính tả trong tài liệu đã nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ thì Anh/Chị có thể sữa chữa các lỗi đó, nhưng tại chỗ bị sửa chữa phải có chữ ký xác nhận (và đóng dấu, nếu có) của người nộp đơn;

- Thuật ngữ dùng trong đơn phải thống nhất và là thuật ngữ phổ thông (không dùng tiếng địa phương, từ hiếm, từ tự tạo). Ký hiệu, đơn vị đo lường, phông chữ điện tử, quy tắc chính tả dùng trong đơn phải theo tiêu chuẩn Việt Nam);

- Đơn có thể kèm theo tài liệu bổ trợ là vật mang dữ liệu điện tử của một phần hoặc toàn bộ nội dung tài liệu đơn.

Anh/Chị phải đóng các khoản phí lệ phí đăng ký nhãn hiệu như sau:

Khoản mục

Chi phí (VNĐ)

- Lệ phí nộp đơn:

150.000

- Phí công bố đơn:

120.000

- Phí tra cứu phục vụ TĐND:

180.000

/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ

- Phí tra cứu cho sản phẩm, dịch vụ thứ 7 trở đi:

30.000

/01 sản phẩm, dịch vụ

- Phí thẩm định nội dung:

550.000

/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ

- Phí thẩm định nội dung cho sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi:

120.000

/01 sản phầm, dịch vụ.

 

- (2) Thẩm định hình thức đơn.

Cục Sở hữu trí tuệ sẽ kiểm tra các yếu tố hình thức của đơn trong thời hạn một tháng kể từ ngày nộp đơn, như: tính hợp lệ của tờ khai, mẫu nhãn hiệu, giấy ủy quyền, danh mục hàng hóa, dịch vụ…. Nếu đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ và xác định ngày nộp đơn. Nếu đơn không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ thông báo cho Anh/Chị biết và yêu cầu Anh/Chị bổ sung hoặc sửa chữa trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày ký công văn gửi cho Doanh nghiệp.

- (3) Công bố đơn.

Sau khi thẩm định hình thức đơn, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ công bố đơn tập A trên trang web của Cục Sở hữu trí tuệ trong thời hạn hai tháng kể từ ngày đơn được chấp nhận là đơn hợp lệ. Mục đích của việc công bố là để cho các tổ chức, cá nhân khác biết về việc Anh/Chị đã nộp đơn và có thể phản đối trong vòng 05 tháng kể từ ngày công bố đơn nếu có lý do chính đáng.

- (4) Phản đối và giải quyết phản đối.

Trong thời hạn 05 tháng kể từ ngày công bố đơn các tổ chức, cá nhân khác có quyền phản đối việc cấp bằng cho nhãn hiệu của Anh/Chị nếu cho rằng việc đó vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiếp nhận và xử lý ý kiến phản đối quy định tại khoản 2 Điều 112 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành theo trình tự, thủ tục do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định. Anh/Chị và người phản đối có quyền khiếu nại quyết định giải quyết phản đối theo quy định của pháp luật về khiếu nại.

- (5) Thẩm định nội dung đơn.

Sau khi công bố đơn, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành kiểm tra các yếu tố nội dung của đơn, như: tính phù hợp của nhãn hiệu với quy định pháp luật, tính phân biệt của nhãn hiệu với các nhãn hiệu khác đã được cấp bằng hoặc đã được nộp đơn trước…theo quy định của Điều 72, Điều 73, Điều 74; Điều 90, Điều 91 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành. Nếu không có vấn đề gì, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, Anh/Chị tiến hành đóng phísau đó sẽ được công bố ở tập B trên trang web của Cục Sở hữu trí tuệ. Nếu có vấn đề, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ thông báo cho Anh/Chị  biết và yêu cầu Anh/Chị bổ sung hoặc sửa chữa trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày ra thông báo.

Trên đây là bài viết của Interbra về việc Shark Bình có đăng ký nhãn hiệu mang tên mình hay chưa, cũng như các lợi ích và cách thức đăng ký nhãn hiệu cho doanh nghiệp. Chúng tôi hi vọng đã cung cấp cho Anh/Chị được cái nhìn khách quan, sâu sắc về lợi ích quan trọng của việc đăng ký nhãn hiệu từ câu chuyện của Shark Bình, từ đó Anh/Chị có cái nhìn và chiến lược đăng ký nhãn hiệu phù hợp với định hướng phát triển của mình.

Với 10 năm kinh nghiệm và đội ngũ luật sư chuyên trách trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, hãy để INTERBRA giúp Anh/Chị đăng ký nhãn hiệu một cách nhanh chóng và hiệu quả, đồng thời được tư vấn và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến sở hữu trí tuệ.

Hãy liên hệ ngay với Interbra để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí. INTERBRA luôn sẵn sàng phục vụ Anh/Chị với phương châm: Uy tín - Chất lượng - Hiệu quả.

INTERBRA - Đơn vị dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp về sở hữu trí tuệ.

------------------------------

📢Hãy liên hệ với INTERBRA để được tư vấn miễn phí và nhanh chóng.

📢Đừng bỏ lỡ cơ hội để bảo vệ thương hiệu của bạn.

📢Hãy đăng ký nhãn hiệu ngay hôm nay!

------------------------------

CÔNG TY TNHH TRÍ TUỆ INTERBRA

🏡Số 8 Đường Số 6, KDC Cityland Park Hills, P.10, Q.Gò Vấp, TP.HCM

📧ib@interbra.vn

☎0938.951.939

🌐interbra.vn

📌Fanpage: https://www.facebook.com/interbra.vn/


Tác giả: Hà Ngọc
Lưu Ý: Nội dung trên website này chỉ phản ánh quan điểm của Interbra và không có tính chất là lời khuyên hay dịch vụ pháp lý. Quý vị cần tìm hiểu kỹ và tham khảo ý kiến của các chuyên gia pháp lý trước khi đưa ra bất kỳ quyết định hoặc hành động nào dựa trên nội dung này.


Tag:

#interbra #khoinghiep #shark_Bình #nhanhieu #thuonghieu #banquyen #logo #sohuutrirue #cucsohuutritue #docquyen #Tracuuthuonghieu #tracuunhanhieu #trademark #logo #brand #congcutracuu #dichvudangkythuonghieu #dichvudangkynhanhieu #dangkynhanhieu #ip #doanhnghiepnho #khoi nghiep

Bài Viết Mới

CỤC SỞ HỮU TRÍ TUỆ chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 109485

Ngày 02/10/2024 Cục sở hữu trí tuệ ra quyết định số 115951/QĐ-SHTT.ip Về việc chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 109485 cấp ngày 22/9/2008 của Lovedale Corporation Pte. Ltd., 135 Cecil Street, LKN Building #10-04 Singapore-069536.



Hướng Dẫn Tra Cứu Nhãn Hiệu Thành Công

Bạn đang chuẩn bị đăng ký nhãn hiệu nhưng không biết bắt đầu từ đâu? Việc tra cứu nhãn hiệu là bước đầu tiên vô cùng quan trọng giúp bạn kiểm tra khả năng bảo hộ, tránh bị từ chối và tiết kiệm thời gian, chi phí sửa đổi. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách tra cứu nhãn hiệu đơn giản, chính xác, và hiệu quả nhất để đảm bảo thương hiệu của bạn có cơ hội đăng ký thành công cao nhất.



Vì Sao Coca-Cola Không Cần Bằng Sáng Chế? Bài Học Cho CEO Về Bí Mật Kinh Doanh

Trong thế giới kinh doanh hiện đại, sở hữu trí tuệ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ tài sản vô hình của doanh nghiệp. Đối với các CEO đã lập nghiệp từ 3 đến 5 năm, việc hiểu rõ về bí mật kinh doanh và sở hữu trí tuệ là chìa khóa để phát triển thương hiệu mạnh mẽ. Một ví dụ điển hình là cách Coca-Cola bảo vệ công thức của mình.