You are using an outdated browser. For a faster, safer browsing experience, upgrade for free today.


Theo dõi INTERBRA trên INTERBRA trên Google News

Tại sao việc tra cứu nhãn hiệu là bước quan trọng trước khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu?


 



TẠI SAO CẦN TRA CỨU NHÃN HIỆU TRƯỚC KHI NỘP ĐƠN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

Tra Cứu Nhãn Hiệu Là Gì?

Tra cứu nhãn hiệu là tìm kiếm và nghiên cứu trên Cơ sở dữ liệu Nhãn hiệu của Cục SHTT Việt Nam và Wipo nhằm xác định và kiểm tra xem nhãn hiệu mà Anh/Chị có nhu cầu đăng ký có bị “trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn” với những nhãn hiệu khác đã được đăng ký cho sản phẩm/dịch vụ cùng loại hay chưa?


Kết Quả Tra Cứu Nhãn Hiệu Là Gì?

Kết quả Tra cứu sẽ đưa ra thông tin chi tiết về các Nhãn hiệu có trước liên quan, từ đó, Anh/Chị sẽ có cái nhìn khách quan về khả năng đăng ký thành công của Nhãn hiệu muốn đăng ký cũng như sự an toàn pháp ký khi sử dụng nhãn hiệu ngoài thị trường.


Tầm Quan Trọng Của Việc Tra Cứu Nhãn Hiệu Trước Khi Nộp Đơn

C Đảm bảo nhãn hiệu không bị trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với những nhãn hiệu đã được đăng ký trước đó bởi người khác, gây ảnh hưởng đến khả năng được bảo hộ và uy tín của thương hiệu. Theo quy định của Điều 74 Luật Sở hữu trí hiện hành, một trong các điều kiện để được cấp giấy chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu là “nhãn hiệu không trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với các dấu hiệu đã được đăng ký làm nhãn hiệu hoặc có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn”. Nếu không tra cứu trước khi đăng ký, rất có thể chủ đơn sẽ gặp phải các ý kiến từ chối của Cục Sở hữu trí tuệ hoặc các khiếu nại của các chủ sở hữu trí tuệ khác.

C Tiết kiệm thời gian, chi phí và công sức cho việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, tránh mất phí nộp đơn và thời gian chờ đợi kết quả xét duyệt nếu nhãn hiệu không đạt yêu cầu. Theo thống kê của Cục Sở hữu trí tuệ, số lượng đơn đăng ký nhãn hiệu nộp tại Cục hàng năm là hơn 30.000 đơn đăng ký đến hiện tại lượng đơn đăng ký đã hơn 600.000 đơn. Do đó, việc lựa chọn nhãn hiệu không tương tự hoặc trùng với những nhãn hiệu đã nộp trước là rất quan trọng đối với những chủ sở hữu nộp sau. Nếu không tra cứu trước khi đăng ký, chủ đơn sẽ phải mất phí nộp đơn (từ 1 triệu đồng trở lên) và thời gian chờ đợi xét duyệt (khoảng 2 năm) mà không có kết quả mong muốn.

C Tránh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác đã được bảo hộ, gây ra các tranh chấp pháp lý và có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật. Theo quy định của pháp luật, nhãn hiệu chính thức có hiệu lực khi được cấp bằng bảo hộ. Tuy nhiên do thời gian thẩm định ở Việt Nam là rất lâu, nên hầu hết các chủ đơn khi vừa nộp đơn đăng ký vào Cục thì đồng thời đã tiến hành sử dụng nhãn hiệu trên thực tế. Tuy nhiên nếu không tra cứu nhãn hiệu mà sử dụng trùng với nhãn hiệu của người khác đã được cấp bằng thì sẽ vô tình bị xem là “xâm phạm nhãn hiệu”. Và có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật.


Ngoài ra, khi tiến hành tra cứu nhãn hiệu còn đem lại cho Anh/Chị các lợi ích sau:

§  Đánh giá khả năng bảo hộ của nhãn hiệu mà Anh/Chị dự định đăng ký. Tăng cơ hội được cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu trong thời gian ngắn. Khi tra cứu nhãn hiệu trước khi nộp đơn. Anh/Chị có thể lựa chọn được nhãn hiệu phù hợp, không gây xung đột với quyền sở hữu trí tuệ của người khác. Điều này giúp Anh/Chị giảm thiểu được rủi ro bị từ chối cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu do vi phạm các điều kiện về đăng ký nhãn hiệu theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ.

§  Tránh được các rủi ro pháp lý khi sử dụng nhãn hiệu. Khi tra cứu thông tin đăng ký nhãn hiệu, Anh/Chị có thể biết được nhãn hiệu của mình có vi phạm độc quyền của người khác hay không, có thể bị xử lý xâm phạm hoặc khởi kiện hay không. Từ đó, Anh/Chị có thể chủ động trong việc sử dụng, nhận chuyển nhượng nhãn hiệu mà không gặp phải các tranh chấp hay kiện tụng.

§  Giảm thiểu rủi ro bị kiện, phạt hoặc thu hồi hàng hóa/ dịch vụ do vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác. Theo quy định của pháp luật, người xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu có thể bị chịu trách nhiệm hành chính, dân sự và hình sự trước pháp luật. Mức phạt cao nhất với cá nhân là 250 triệu đồng, với pháp nhân là 500 triệu đồng. Ngoài ra, người xâm phạm còn có thể bị buộc bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu, hoặc bị thu hồi, tiêu hủy hàng hóa/ dịch vụ vi phạm.

§  Tăng cường uy tín, niềm tin và sự tôn trọng của khách hàng, đối tác kinh doanh và cộng đồng. Khi tra cứu nhãn hiệu trước khi nộp đơn, Anh/Chị có thể chọn được nhãn hiệu phù hợp, không trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu đã được bảo hộ của người khác. Điều này giúp Anh/Chị thể hiện sự chuyên nghiệp, tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của người khác và không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Đồng thời, Anh/Chị cũng có thể tạo được dấu ấn riêng biệt và khẳng định giá trị của sản phẩm/dịch vụ của mình.

§  Tránh được việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu đã được bảo hộ của người khác, gây tốn kém cho việc nộp lệ phí, thời gian chờ đợi. Ngoài ra, Anh/Chị cũng có thể tránh được việc bị phản đối hoặc khiếu nại từ chủ sở hữu nhãn hiệu đã được bảo hộ, gây ra những tranh chấp và tố tụng kéo dài.

§  Tăng cường khả năng cạnh tranh và mở rộng thị trường. Khi tra cứu nhãn hiệu trước khi nộp đơn, Anh/Chị có thể xác định được các nhãn hiệu đã được bảo hộ ở các thị trường mục tiêu, từ đó có thể lựa chọn được nhãn hiệu phù hợp, không gây xung đột với quyền sở hữu trí tuệ của người khác. Điều này giúp Anh/Chị dễ dàng tiến hành các thủ tục bảo hộ quốc tế, mở rộng phạm vi bảo vệ nhãn hiệu và khai thác thị trường mới.

§  Phản đối việc cấp văn bằng cho các đối tượng không đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ, kể cả sau khi đã được cấp bằng. Giúp Anh/Chị bảo vệ quyền và lợi ích của mình. Khi tra cứu thông tin đăng ký nhãn hiệu, Anh/Chị có thể phát hiện được các trường hợp nhãn hiệu khác trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của mình. Từ đó, Anh/Chị có thể phản đối việc cấp văn bằng cho các đối tượng đó, hoặc yêu cầu hủy bỏ văn bằng đã được cấp.

§  Theo dõi hoạt động của các đối thủ cạnh tranh hiện thời và tiềm năng trong tương lai như Anh/Chị có thể phân tích được các chiến lược, sản phẩm, dịch vụ.. của đối thủ. Từ đó, Anh/Chị có thể tìm ra các ưu và nhược điểm của đối thủ cạnh tranh, đồng thời so sánh với bản thân để cải thiện và phát triển hơn.

§  Giúp đối phó được với sự cạnh tranh của các đối thủ. Khi tra cứu nhãn hiệu trên thị trường, Anh/Chị có thể phát hiện được các đối thủ cạnh tranh trực tiếp hoặc gián tiếp của mình. Từ đó, Anh/Chị có thể phân tích được điểm mạnh và điểm yếu của các đối thủ, chiến lược và hành vi của họ. Nhờ vậy, Anh/Chị có thể xây dựng được chiến lược phù hợp để chinh phục khách hàng, giữ chân khách hàng và thu hút khách hàng mới.


NHÃN HIỆU LÀ GÌ?

Theo quy định tại khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.”

Nghĩa là nhãn hiệu là một dấu hiệu nhận biết cho sản phẩm/dịch vụ của tổ chức, cá nhân này so sản phẩm/dịch vụ của tổ chức, cá nhân kia trên thị trường, giúp người tiêu dùng phân biệt được sản phẩm/dịch vụ giữa các doanh nghiệp và lựa chọn mà không bị nhầm lẫn.

Nhãn hiệu là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc hoặc dấu hiệu âm thanh thể hiện được dưới dạng đồ họa.


CÁC LOẠI HÌNH NHÃN HIỆU

Các loại hình nhãn hiệu quy định trong luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, cụ thể như sau:

- Nhãn hiệu thông thường: Là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu phải là những dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình ảnh, hình vẽ hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc hoặc dấu hiệu âm thanh thể hiện được dưới dạng đồ họa.

Ví dụ: (Nguồn hình ảnh nhãn hiệu từ Cục SHTT Việt Nam)

 Nhãn hiệu  là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái

Nhãn hiệu là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng hình ảnh

Nhãn hiệu  là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng hình vẽ

Nhãn hiệu  .là dấu hiệu kết hợp của các yếu tố từ ngữ, hình vẽ...

- Nhãn hiệu tập thể: Là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.

Ví dụ:

Nhãn hiệu  “Hồ Tiêu PEPPER” của Hội nông dân huyện Lộc Ninh : Thị trấn Lộc Ninh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước [hình] (link nhãn hiệu: https://interbra.vn/info/searchid?id=224458- )

- Nhãn hiệu chứng nhận: Là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.

Ví dụ:

Nhãn hiệu  “Cao Su Bình Phước” của Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng tỉnh Bình Phước : Quốc lộ 14, phường Tân Bình, thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước [hình] (link chi tiết nhãn hiệu: https://interbra.vn/info/searchid?id=310519- )

- Nhãn hiệu liên kết: Là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau.

- Nhãn hiệu nổi tiếng: Là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam.


QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CHỦ SỞ HỮU NHÃN HIỆU LÀ GÌ?

C  Quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu: (Điều 123, Điều 124, Điều 125, Điều 198 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành)

o   Sử dụng hoặc cho người khác sử dụng nhãn hiệu như: (i) Gắn nhãn hiệu được bảo hộ lên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh; (ii) Bán, chào bán, quảng cáo để bán, trưng bày để bán, tàng trữ để bán, vận chuyển hàng hóa mang nhãn hiệu được bảo hộ; (iii) Nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ;

o   Ngăn cấm người khác sử dụng nhãn hiệu trái phép;

o   Chuyển nhượng, cho phép sử dụng, thừa kế hoặc đóng góp vốn bằng nhãn hiệu;

o   Áp dụng biện pháp công nghệ bảo vệ quyền, đưa thông tin quản lý quyền hoặc áp dụng các biện pháp công nghệ khác nhằm ngăn ngừa hành vi xâm;

o   Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm nhãn hiệu phải chấm dứt hành vi xâm phạm, gỡ bỏ và xóa nội dung vi phạm trên môi trường mạng viễn thông và mạng Internet, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại;

o   Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm nhãn hiệu theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

o   Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình;

o   Yêu cầu phải bồi thường cho những thiệt hại do việc xâm phạm quyền SHTT, trong đó bao gồm chi phí hợp lý để thuê luật sư.

C  Nghĩa vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu

  Chủ sở hữu nhãn hiệu có nghĩa vụ sử dụng liên tục nhãn hiệu từ năm năm trở lên. Việc sử dụng nhãn hiệu bởi bên nhận chuyển quyền theo hợp đồng sử dụng nhãn hiệu cũng được coi là hành vi sử dụng nhãn hiệu của chủ sở hữu nhãn hiệu. Trong trường hợp nhãn hiệu không được sử dụng liên tục từ năm năm trở lên thì Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đó bị chấm dứt hiệu lực theo quy định tại Điều 95 của Luật Sở hữu trí tuệ. (Khoản 2 Điều 136 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành)

 Chủ sở hữu nhãn hiệu có nghĩa vụ thanh toán các khoản phí theo quy định khi đăng ký bảo hộ, duy trì và gia hạn văn bằng bảo hộ. (Điều 94 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành)

  Chủ sở hữu nhãn hiệu có nghĩa vụ thông báo cho cơ quan cấp văn bằng bảo hộ về việc thay đổi tên, địa chỉ hoặc chủ thể của chủ sở hữu. (Điều 97 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành)

 Chủ sở hữu nhãn hiệu có nghĩa vụ tuân thủ các quy định của pháp luật khi sử dụng, chuyển nhượng, cho phép sử dụng hoặc thực hiện các giao dịch khác liên quan đến nhãn hiệu.

 


QUY TRÌNH ĐĂNG KÝ BẢO HỘ NHÃN HIỆU TẠI VIỆT NAM

Để được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu, chủ nhãn hiệu cần phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam theo quy trình và thủ tục quy định. Quá trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu gồm có các bước chính sau: tra cứu nhãn hiệu, chuẩn bị hồ sơ đăng ký, nộp hồ sơ đăng ký, xét duyệt hồ sơ đăng ký và cấp giấy chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu. Cụ thể như sau:

C  Bước 1: Tìm kiếm và kiểm tra nhãn hiệu (quan trọng nhưng không bắt buộc). Đây là bước đầu tiên và quan trọng để đảm bảo rằng nhãn hiệu của Anh/Chị không vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác hoặc không bị từ chối bảo hộ vì trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu đã được bảo hộ hoặc đang trong quá trình xét duyệt. Anh/Chị có thể sử dụng công cụ tìm kiếm nhãn hiệu trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ hoặc công cụ tìm kiếm nhãn hiệu trực tuyến của Interbra (https://interbra.vn/searchbrandname/index ) hoặc yêu cầu dịch vụ của một tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ để kiểm tra nhãn hiệu của bạn.

C  Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký nhãn hiệu. Đây là bước tiếp theo để chứng minh quyền đăng ký và yêu cầu bảo hộ cho nhãn hiệu của Anh/Chị. Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu gồm các giấy tờ sau:

  - Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu số 04-NH của Thông tư số 16/2016/BKHCN (số lượng 02 bản).

  - Mẫu nhãn hiệu (số lượng 05 bản). Đối với nhãn hiệu âm thanh, cần có tệp âm thanh và bản thể hiện dưới dạng đồ họa của âm thanh đó.

  - Giấy ủy quyền (số lượng 01 bản) nếu nộp qua tổ chức đại diện.

  - Các tài liệu chứng minh quyền đăng ký (nếu có) trong trường hợp nhãn hiệu có sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu đã được cấp bằng hoặc có liên quan đến nguồn gốc địa lý của nước ngoài.

C  Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu. Đây là bước để gửi yêu cầu của Anh/Chị đến Cục Sở hữu trí tuệ để xem xét khả năng cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu của Anh/Chị. Anh/Chị có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại Cục Sở hữu trí tuệ hoặc qua bưu điện. Sau khi nộp hồ sơ, bạn sẽ nhận được giấy biên nhận và mã vạch để theo dõi tiến độ xử lý hồ sơ.

C  Bước 4: Theo dõi và xử lý các yêu cầu của Cục Sở hữu trí tuệ. Đây là bước để Anh/Chị phản hồi và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình xét duyệt hồ sơ. Hồ sơ của bạn sẽ được kiểm tra về hình thức và nội dung để xem xét khả năng cấp văn bằng bảo hộ. Trong quá trình này, Anh/Chị có thể phải trả lời các yêu cầu thông tin, giải trình hoặc phản biện của Cục Sở hữu trí tuệ. Anh/Chị cũng có thể yêu cầu xem xét lại hoặc kháng nghị quyết định từ chối bảo hộ nếu không đồng ý với lý do từ chối.

- (1) Thẩm định hình thức đơn.

Cục Sở hữu trí tuệ sẽ kiểm tra các yếu tố hình thức của đơn trong thời hạn một tháng kể từ ngày nộp đơn, như: tính hợp lệ của tờ khai, mẫu nhãn hiệu, giấy ủy quyền, danh mục hàng hóa, dịch vụ…. Nếu đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ và xác định ngày nộp đơn. Nếu đơn không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ thông báo cho Anh/Chị biết và yêu cầu Anh/Chị bổ sung hoặc sửa chữa trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày ký công văn gửi cho Doanh nghiệp.

(2) Công bố đơn.

Sau khi thẩm định hình thức đơn, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ công bố đơn tập A trên trang web của Cục Sở hữu trí tuệ trong thời hạn hai tháng kể từ ngày đơn được chấp nhận là đơn hợp lệ. Mục đích của việc công bố là để cho các tổ chức, cá nhân khác biết về việc Anh/Chị đã nộp đơn và có thể phản đối trong vòng 05 tháng kể từ ngày công bố đơn nếu có lý do chính đáng.

(3) Phản đối và giải quyết phản đối.

Trong thời hạn 05 tháng kể từ ngày công bố đơn các tổ chức, cá nhân khác có quyền phản đối việc cấp bằng cho nhãn hiệu của Anh/Chị nếu cho rằng việc đó vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiếp nhận và xử lý ý kiến phản đối quy định tại khoản 2 Điều 112 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành theo trình tự, thủ tục do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định. Anh/Chị và người phản đối có quyền khiếu nại quyết định giải quyết phản đối theo quy định của pháp luật về khiếu nại.

(4) Thẩm định nội dung đơn.

Sau khi công bố đơn, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành kiểm tra các yếu tố nội dung của đơn, như: tính phù hợp của nhãn hiệu với quy định pháp luật, tính phân biệt của nhãn hiệu với các nhãn hiệu khác đã được cấp bằng hoặc đã được nộp đơn trước…theo quy định của Điều 72, Điều 73, Điều 74; Điều 90, Điều 91 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành. Nếu không có vấn đề gì, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, Anh/Chị tiến hành đóng phí và sau đó sẽ được công bố ở tập B trên trang web của Cục Sở hữu trí tuệ. Nếu có vấn đề, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ thông báo cho Anh/Chị  biết và yêu cầu Anh/Chị bổ sung hoặc sửa chữa trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày ra thông báo.

C  Bước 5: Nhận văn bằng bảo hộ nhãn hiệu. Đây là bước cuối cùng để Anh/Chị nhận được văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu của mình. Nếu hồ sơ của bạn được chấp thuận, Anh/Chị sẽ phải nộp lệ phí cấp văn bằng và công bố thông tin về việc cấp văn bằng trong Công báo Sở hữu công nghiệp tập B. Sau đó, Anh/Chị sẽ nhận được văn bằng bảo hộ nhãn hiệu có giá trị trong 10 năm kể từ ngày nộp đơn và có thể gia hạn không giới hạn.

Trong 05 bước trên, việc tra cứu nhãn hiệu trước khi đăng ký là một bước quan trọng và không thể bỏ qua, vì những lý do mà Interbra đã phân tích ở trên.


Cách Tra Cứu Nhãn Hiệu

Việc tra cứu nhãn hiệu có thể được thực hiện theo các cách chính sau:

C  Tra cứu trên cơ sở dữ liệu trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam, là cách tra cứu miễn phí và dễ thực hiện, nhưng chỉ mang tính chất tham khảo và không chính xác cao do dữ liệu có thể cập nhật chậm hoặc không đầy đủ. Để tra cứu theo cách này, Anh/Chị chỉ cần truy cập vào website của Cục Sở hữu trí tuệ (http://wipopublish.ipvietnam.gov.vn/wopublish-search/public/home?1 ) và nhập thông tin nhãn hiệu cần tra cứu vào ô tìm kiếm. Sau khi ấn vào nút tìm kiếm, hệ thống sẽ cho ra các kết quả nhãn hiệu liên quan để chủ đơn tham khảo và đánh giá xem nhãn hiệu mình tra cứu có trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu của người khác hay không.

C  Tra cứu trên cơ sở dữ liệu trực tuyến của Interbra. Để tra cứu theo cách này, Anh/Chị chỉ cần truy cập vào website của Interbra https://interbra.vn/searchbrandname/index và nhập thông tin nhãn hiệu cần tra cứu vào ô tìm kiếm hoặc ô Tên nhãn hiệu (ví dụ: *Interbra*).

C  Tra cứu chuyên sâu, là cách tra cứu có phí và cần có sự trợ giúp của chuyên viên có kinh nghiệm về sở hữu trí tuệ, nhưng mang lại kết quả tra cứu chính xác cao do dữ liệu được cập nhật liên tục và áp dụng theo thời gian nộp đơn. Kết quả tra cứu sẽ bao gồm các thông tin về nhãn hiệu đã được đăng ký hoặc công bố, như số đơn, ngày nộp đơn, tên chủ đơn, nhóm sản phẩm/dịch vụ, tình trạng xử lý, hình ảnh nhãn hiệu và các thông tin khác liên quan.


Cơ Sở Dữ Liệu Tra Cứu

https://interbra.vn/searchbrandname/index

Đây là các trang web của Interbra; tại trang web này người dùng tin có thể tìm kiếm thông tin về các đơn đăng ký nhãn hiệu đã công bố/được cấp văn bằng bảo hộ tại Việt Nam.

https://wipopublish.ipvietnam.gov.vn

Đây là các trang web thuộc thư viện số về sở hữu công nghiệp của Việt Nam; tại trang web này người dùng tin có thể tìm kiếm thông tin về các đơn đăng ký nhãn hiệu đã công bố/được cấp văn bằng bảo hộ tại Việt Nam.

www.wipo.int/madrid/monitor/en/index.jsp

Đây là trang web tra cứu thông tin nhãn hiệu của WIPO, tại trang web này, người dùng tin có thể tra cứu thông tin các nhãn hiệu của các quốc gia thành viên nộp theo hệ thống Madrid, trong đó bao gồm các nhãn hiệu quốc tế có chỉ định Việt Nam.

http://www.asean-tmview.org/tmview/welcome 

Đây là trang web tra cứu thông tin nhãn hiệu của Asean, tại trang web này, người dùng tin có thể tra cứu thông tin các nhãn hiệu của 11 quốc gia thành viên Asean trong đó có Việt Nam. Trang web này cung cấp truy cập trực tuyến miễn phí thông tin về đăng ký nhãn hiệu và đơn đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực tại các quốc gia ASEAN tham gia.

Trên đây là bài viết của Interbra về “Tại sao việc tra cứu nhãn hiệu là bước quan trọng trước khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu?”. Chúng tôi hi vọng đã cung cấp cho Anh/Chị những thông tin hữu ích, từ đó Anh/Chị có cái nhìn và chiến lược tra cứu nhãn hiệu trước khi đăng ký một cách phù hợp với định hướng phát triển của mình.

Interbra là một trong những đơn vị tiên phong và hàng đầu tại Việt Nam xây dựng công cụ tra cứu nhãn hiệu để phục vụ tốt nhất cho Khách hàng của Interbra và phụng sự cho cộng đồng. Với đội ngũ luật sư, chuyên gia và nhân viên có trên 10 năm kinh nghiệm, uy tín và chuyên môn cao, Interbra đã giúp hàng nghìn khách hàng bảo vệ thành công quyền sở hữu trí tuệ của mình trước các cơ quan nhà nước và các bên tranh chấp.

Nếu Anh/Chị đang có nhu cầu đăng ký, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, hãy liên hệ ngay với Interbra để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí. Interbra luôn sẵn sàng phục vụ Anh/Chị với phương châm: Uy tín - Chất lượng - Hiệu quả.

INTERBRA - Đơn vị dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp về sở hữu trí tuệ.

------------------------------

📢Hãy liên hệ với INTERBRA để được tư vấn miễn phí và nhanh chóng.

📢Đừng bỏ lỡ cơ hội để bảo vệ thương hiệu của bạn.

📢Hãy đăng ký nhãn hiệu ngay hôm nay!

------------------------------

CÔNG TY TNHH TRÍ TUỆ INTERBRA

🏡Số 8 Đường Số 6, KDC Cityland Park Hills, P.10, Q.Gò Vấp, TP.HCM

📧ib@interbra.vn

🌐interbra.vn

📌Fanpage: https://www.facebook.com/interbra.vn/


Tác giả: Hà Ngọc
Lưu Ý: Nội dung trên website này chỉ phản ánh quan điểm của Interbra và không có tính chất là lời khuyên hay dịch vụ pháp lý. Quý vị cần tìm hiểu kỹ và tham khảo ý kiến của các chuyên gia pháp lý trước khi đưa ra bất kỳ quyết định hoặc hành động nào dựa trên nội dung này.


Tag:

#interbra #khieunai #thongbaotuchoi #quyetdinhtuchoi #nhanhieu #thuonghieu #banquyen #logo #sohuutrirue #cucsohuutritue #docquyen #Tracuuthuonghieu #tracuunhanhieu #trademark #logo #brand #congcutracuu #dichvudangkythuonghieu #dichvudangkynhanhieu #dangkynhanhieu #ip #doanhnghiepnho



Bài Viết Mới

Facebook messenger Facebook messenger