Theo dõi INTERBRA trên INTERBRA trên Google News

HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU TOÀN DIỆN TẠI VIỆT NAM 2025


Trong bài viết này, tôi sẽ chia sẻ CHÍNH XÁC quy trình đăng ký nhãn hiệu toàn diện tại Việt Nam.

Đây là phương pháp đã giúp tôi đăng ký thành công cho hơn 1.500 nhãn hiệu và xây dựng công cụ tra cứu nhãn hiệu trực tuyến miễn phí, mạnh mẽ hàng đầu.

Vì vậy, nếu bạn muốn đăng ký nhãn hiệu thành công vào năm 2025 trở đi, bạn sẽ thích hướng dẫn mới này

Công cụ tra cứu nhãn hiệu


1. GIỚI THIỆU VỀ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU


#1: Đăng ký nhãn hiệu là gì?



Đăng ký nhãn hiệu là gì?


Đăng ký nhãn hiệu là thủ tục pháp lý nhằm xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (GCN đăng ký nhãn hiệu) tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam (Cục SHTT), giúp xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu hợp pháp.


#2: Lợi ích của việc đăng ký nhãn hiệu

(1) Lợi ích pháp lý

Lợi ích của việc đăng ký nhãn hiệu

Quyền sở hữu độc quyền: Khi đăng ký nhãn hiệu, bạn được pháp luật công nhận là chủ sở hữu duy nhất, có quyền sử dụng độc quyền trong lĩnh vực kinh doanh đã đăng ký. Điều này giúp bảo vệ thương hiệu khỏi các hành vi sao chép hoặc sử dụng trái phép.

Cơ sở pháp lý vững chắc: Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là bằng chứng pháp lý quan trọng giúp bạn bảo vệ quyền sở hữu nhãn hiệu trước các hành vi làm giả, làm nhái hoặc xâm phạm thương hiệu.

Khả năng khởi kiện và yêu cầu bồi thường: Nếu nhãn hiệu của bạn bị xâm phạm, bạn có quyền khởi kiện vi phạm nhãn hiệu theo Luật Sở hữu trí tuệ, yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm và đòi bồi thường thiệt hại theo quy định pháp luật.

(2) Lợi ích kinh doanh

Lợi ích kinh doanh khi đăng ký nhãn hiệu

Tăng giá trị thương hiệu: Nhãn hiệu đã đăng ký là một tài sản vô hình có giá trị, giúp doanh nghiệp khẳng định uy tíngia tăng giá trị thương hiệu trên thị trường.

Tạo lợi thế cạnh tranh: Một nhãn hiệu mạnh, có giá trị giúp sản phẩm của bạn nổi bật, thu hút khách hàng và xây dựng lòng trung thành thương hiệu, từ đó tăng doanh số bán hàng.

Tăng vị thế đàm phán: Một nhãn hiệu có giá trị giúp doanh nghiệp có vị thế đàm phán tốt hơn với đối tác, nhà cung cấp và hệ thống phân phối, mang lại lợi ích lớn hơn trong các thương vụ hợp tác.

(3) Lợi ích bảo vệ thương hiệu

Lợi ích bảo vệ thương hiệu

Ngăn chặn hàng giả, hàng nhái: Đăng ký nhãn hiệu giúp bảo vệ doanh nghiệp trước các hành vi làm giả, làm nhái sản phẩm, đảm bảo chất lượng thương hiệu và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Chống cạnh tranh không lành mạnh: Nhãn hiệu được bảo hộ giúp ngăn chặn đối thủ sao chép, sử dụng nhãn hiệu tương tự nhằm gây nhầm lẫn hoặc đánh cắp khách hàng của bạn.

Xây dựng lòng trung thành thương hiệu: Khi sản phẩm được bảo vệ hợp pháp, khách hàng có thể tin tưởng và trung thành hơn, giúp thương hiệu của

#3: Rủi ro khi không đăng ký nhãn hiệu

Rủi ro khi không đăng ký nhãn hiệu

Rủi ro 1: Mất quyền sở hữu nhãn hiệu 

Theo nguyên tắc “First to file” (nguyên tắc nộp đơn đầu tiên), nhãn hiệu chỉ được bảo hộ khi đăng ký thành công.

Nếu bạn không đăng ký hoặc đăng ký thất bại, bất kỳ ai nộp đơn trước đều có thể sở hữu nhãn hiệu đó – kể cả khi bạn đã sử dụng nó trước đó.

Điều này đồng nghĩa với việc bạn có thể mất quyền sử dụng nhãn hiệu, phải đổi thương hiệu, hoặc thậm chí mua lại nhãn hiệu từ người khác với chi phí cao.

Rủi ro 2: Bị xâm phạm nhãn hiệu và mất thị phần 

Nếu không đăng ký nhãn hiệu, bạn sẽ gặp nhiều khó khăn khi chứng minh quyền sở hữungăn chặn hành vi xâm phạm.

Bạn phải cung cấp bằng chứng về việc sử dụng trước, độ nổi tiếng của nhãn hiệu, và tác động tiêu cực từ việc nhãn hiệu bị sao chép – quá trình này tốn nhiều thời gian, công sức và chi phí.

Không chỉ vậy, đối thủ có thể đăng ký trước nhãn hiệu của bạn, gây mất khách hàng, suy giảm thị phần và ảnh hưởng đến lợi nhuận.

Rủi ro 3: Nguy cơ bị xử phạt nặng và bị kiện vì sử dụng nhãn hiệu trái phép 

Nếu nhãn hiệu của bạn bị người khác đăng ký trước, bạn có thể bị coi là sử dụng trái phépđối mặt với nhiều rủi ro pháp lý.

Theo khoản 1 Điều 213 Luật Sở hữu trí tuệ, mức phạt hành chính có thể lên đến 500 triệu đồng.

Ngoài ra, chủ sở hữu hợp pháp có quyền khởi kiện, yêu cầu bồi thường thiệt hạibuộc bạn chấm dứt sử dụng nhãn hiệu.

Điều này không chỉ gây mất mát tài chính mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh và uy tín thương hiệu.

Rủi ro 4: Mất thương hiệu và khách hàng

Nếu không đăng ký nhãn hiệu, bạn sẽ gặp khó khăn trong việc xây dựng thương hiệu và tạo dấu ấn riêng cho sản phẩm hoặc dịch vụ của mình.

Nguy cơ bị nhầm lẫn: Khách hàng có thể không phân biệt được thương hiệu của bạn với các nhãn hiệu giả mạo, nhái hoặc kém chất lượng, làm ảnh hưởng đến uy tín doanh nghiệp.

Mất niềm tin và doanh thu: Khi khách hàng mất lòng tin, họ sẽ chuyển sang thương hiệu khác, gây tổn thất lớn về doanh thu, lợi nhuận và thị phần.

Rủi ro 5: Hạn chế mở rộng thị trường và hợp tác kinh doanh

Cạnh tranh bất công: Không đăng ký nhãn hiệu, bạn có thể bị đối thủ sử dụng nhãn hiệu tương tự để gây nhầm lẫn, chiếm thị phần và ảnh hưởng đến thương hiệu.

Mất cơ hội hợp tác: Nhãn hiệu là yếu tố quan trọng để xây dựng uy tín. Nếu không có văn bằng bảo hộ, bạn sẽ gặp khó khăn trong việc thu hút đối tác, nhà đầu tư và mở rộng thị trường.

Không thể khai thác giá trị nhãn hiệu: Việc chuyển nhượng, cấp phép hoặc góp vốn bằng nhãn hiệu sẽ không thực hiện được nếu bạn chưa đăng ký bảo hộ.


2. TÌM HIỂU VỀ NHÃN HIỆU:

#1: Nhãn hiệu là gì?

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc từ ngữ kết hợp với hình ảnh được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.

Nhãn hiệu của công ty sửa Vinamilk

#2: Có mấy loại nhãn hiệu?

Có 6 loại nhãn hiệu được bảo hộ theo pháp luật Việt Nam đó là:

Nhãn hiệu thông thường có hai loại cơ bản: nhãn hiệu hàng hóa và nhãn hiệu dịch vụ. Nhãn hiệu hàng hóa giúp phân biệt sản phẩm của các doanh nghiệp, trong khi nhãn hiệu dịch vụ dùng để nhận diện và phân biệt các dịch vụ của doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác.

nhãn hiệu hàng hoá và nhãn hiệu dịch vụ

Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.

nhãn hiệu tập thể

Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.

nhãn hiệu chứng nhận

Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được bộ phận công chúng có liên quan biết đến rộng rãi trên lãnh thổ Việt Nam.

nhãn hiệu nổi tiếng

Nhãn hiệu âm thanh nhãn hiệu được tạo ra từ các dấu hiệu là âm hưởng, nhận biết bằng thính giác, có thể do tổ hợp các đơn âm hoặc thang âm cấu thành được sử dụng độc lập hoặc kết hợp với nhau, dùng để phân biệt nguồn gốc thương mại của sản phẩm hoặc dịch vụ. Các đối tượng được bảo hộ nhãn hiệu âm thanh bao gồm:

- Âm nhạc (cả nhạc có lời và nhạc không lời), âm nhạc có thể là một đoạn nhạc hoặc cả một bản nhạc đã tồn tại hoặc mới được sáng tác;

- Các âm thanh là tiếng của con người phát ra, ví dụ như tiếng hét, cười, khóc của con người…;

- Các âm thanh do các hoạt động của con người tạo ra, ví dụ như tiếng vỗ tay, tiếng bước chân chạy…;

- Các âm thanh là tiếng kêu của động vật, ví dụ như tiếng vịt kêu, tiếng sư tử gầm, tiếng gà gáy, tiếng chim hót, tiếng chó sủa…;

- Các âm thanh là tiếng động phát ra từ động cơ, máy móc, ví dụ như tiếng nổ máy, tiếng chuông…;

- Các âm thanh là tiếng động tự nhiên, ví dụ như tiếng sấm sét, tiếng mưa rơi, tiếng gió rít…;

nhãn hiệu âm thanh

Nhãn hiệu ba chiều còn gọi là nhãn hiệu lập thể, là hình dạng thể hiện trong không gian ba chiều: dài, rộng và cao. Hình dạng đó có thể giúp người tiêu dùng nhận biết nguồn gốc thương mại của sản phẩm hoặc dịch vụ. Các đối tượng được bảo hộ nhãn hiệu ba chiều bao gồm:

- Bao bì, bao gói sản phẩm

- Hình dáng của sản phẩm hoặc một bộ phận của sản phẩm

- Dấu hiệu ba chiều khác có liên quan đến sản phẩm, dịch vụ

- Trang trí thương mại

nhãn hiệu ba chiều

#3: Ai có quyền đăng ký bảo hộ nhãn hiệu?


Ai có quyền đăng ký bảo hộ nhãn hiệu?

- Mọi tổ chức, cá nhân kinh doanh đều có quyền đăng ký nhãn hiệu cho hàng hóa, dịch vụ của mình.

- Các chủ thể sản xuất hoặc kinh doanh dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình sản xuất hoặc dịch vụ mà mình cung cấp.

- Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.

- Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

- Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

#3: Quy trình xét duyệt và cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tại Cục SHTT.


Quy trình xét duyệt và cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tại Cục SHTT

Khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, Cục Sở hữu trí tuệ (Cục SHTT) sẽ xem xét từng thành phần của nhãn hiệu và đối chiếu với danh mục hàng hóa, dịch vụ đã đăng ký.

Quy trình xét duyệt diễn ra trong khoảng 09 tháng kể từ ngày công bố đơn và trải qua nhiều bước đánh giá phức tạp.

Làm sao để tăng tỷ lệ thành công?

Lập chiến lược đăng ký nhãn hiệu bài bản và tuân theo hướng dẫn chi tiết sẽ giúp bạn đăng ký thành công, bảo vệ thương hiệu một cách hiệu quả


3. CÁC BƯỚC CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

#1: Tra cứu nhãn hiệu trước khi nộp đơn


Công cụ tra cứu nhãn hiệu

Sự thật là:

Tra cứu nhãn hiệu trước khi nộp đơn là một trong những cách NHANH NHẤT để nhãn hiệu của bạn có khả năng đăng ký thành công.

Bởi vì bạn chỉ tốn khoảng 30 phút để tiến hành tra cứu nhãn hiệu nhưng có thể đổi lại sự thành công khi đăng ký nhãn hiệu sau 12 tháng chờ đợi.

Câu hỏi là:

Làm thế nào để tìm ra các nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu của bạn mong muốn đăng ký?

Đầu tiên, hãy đảm bảo rằng nhãn hiệu của bạn đã được phiên âm, dịch nghĩa

dịch sang 6 loại ngôn ngữ khác nhau tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Hán – Việt, tiếng Nga, tiếng Hán trước khi tra cứu để tìm ra các nhãn hiệu khả năng gây nhầm lẫn với nhãn hiệu mong muốn đăng ký.

Sau đây là một ví dụ: Đăng ký Nhãn hiệu “Bạch mã”

tiếng Hán – Việt

Bạch mã = Con ngựa trắng

Việt – Anh

phiên âm, dịch nghĩa nhãn hiệu


Tại sao điều này lại quan trọng.

Phiên âm và dịch nghĩa trong nhãn hiệu khi tiến hành tra cứu là bước quan trọng nhằm đảm bảo rằng nhãn hiệu bạn muốn đăng ký không gây nhầm lẫn hoặc xung đột với những nhãn hiệu đã tồn tại trước đó.

Ví dụ, tôi tiến hành tra cứu nhãn hiệu “Bạch Mã” nhóm 01

Như tôi đã phân tích ở trên thì tôi sẽ tiến hành các cụm từ sau: Bạch Mã = Con Ngựa Trắng = White horse= cheval blanc  =belaya loshad'

Công cụ tra cứu nhãn hiệu

Phiên âm và dịch nghĩa trong nhãn hiệu khi tiến hành tra cứu là bước quan trọng nhằm đảm bảo rằng nhãn hiệu bạn muốn đăng ký không gây nhầm lẫn hoặc xung đột với những nhãn hiệu đã tồn tại trước đó.

Thứ hai, hãy tiến hành tra cứu đồng âm và/hoặc đồng nghĩa, kể cả phần hình

Những từ có cùng âm nhưng viết khác nhau được gọi là đồng âm cũng có thể dễ gây nhầm lẫn. Việc tra cứu đồng âm giúp đảm bảo nhãn hiệu của bạn không gây nhầm lẫn.

Ví dụ: Đăng ký nhãn hiệu “Sea’ (biển) và ‘See’ (nhìn) nghe giống nhau về phát âm.

Thêm nữa, hãy chắc chắn rằng nhãn hiệu của bạn không chỉ khác về từ ngữ mà còn cả về hình ảnh. Đồng nghĩa về ý tưởng hoặc biểu tượng có thể dẫn đến tranh chấp nếu không được kiểm tra kỹ.

Ví dụ, Đăng ký nhãn hiệu “Con Dơi Đỏ” với dấu hiệu hình “con dơi màu đỏ” có thể xung đột nếu hoạt động trong lĩnh vực tương tự.

Thứ ba, hãy tìm các sản phẩm/dịch vụ liên quan đến sản phẩm/dịch vụ mà bạn tiến hành đăng ký nhãn hiệu.

Theo kinh nghiệm tra cứu nhãn hiệu và đánh giá của Chúng tôi thì 90% nhãn hiệu đăng ký bị trùng ở sản phẩm/dịch vụ tương tự và nằm khác nhóm dẫn đến đơn đăng ký nhãn hiệu dễ bị Cục sở hữu trí tuệ từ chối.

Hãy truy cập vào Công cụ tìm NHÓM sản phẩm, dịch vụ đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam này để tìm kiếm các nhóm liên quan nhé: https://interbra.vn/nice/

Ví dụ, Bạn đang ký nhãn hiệu “Bạch Mã” cho sản phẩm trái cây, hoa quả thuộc nhóm 31 thì khi tiến hành tra cứu nhãn hiệu bạn phải tra cứu luôn nhóm 35: kinh doanh phân bón, nhóm 05: thuốc bảo vệ thực vật.

Công cụ tìm nhóm sản phẩm dịch vụ khi đăng ký nhãn hiệu

Đây là lý do tại sao tôi đảm bảo rằng khi tiến hành tra cứu nhãn hiệu Interbra luôn thực hiện một cách kỹ lưỡng và chặt chẽ nhất để tìm ra được đối chứng và đảm bảo tỷ lệ đăng ký thành công lên đến 90%.

Trên thực tế, từ mội nhãn hiệu yêu cầu tra cứu Interbra có thể phải tra cứu từ 20-30 biến thể khác nhau của nhãn hiệu đó.

Cuối cùng, hãy kết hợp tra cứu phần hình của nhãn hiệu (nếu có)

Ví dụ, bạn đang tra cứu nhãn hiệu   nhãn hiệu IPHONE  thì hãy tra cứu luôn phần hình ảnh của quả táo vì nếu đã có nhãn hiệu là hình quả táo được đăng ký cho chính sản phẩm bạn đang muốn đăng ký thì khả năng gây nhầm lẫn vẫn có thể xảy ra

Công cụ phân loại hình khi đăng ký nhãn hiệu

Bạn có thể nhanh chóng tra cứu nhãn hiệu bằng công cụ tra cứu nhãn hiệu của Interbra https://interbra.vn/searchbrandname/index

Công cụ tra cứu nhãn hiệu

Nó sẽ giúp bạn tìm kiếm được các nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu dự định đăng ký của bạn, hoặc nếu kết quả trả về là không có đối chứng thì bạn hãy yên tâm nộp đơn đăng ký nhãn hiệu nhé.

kết quả tra cứu nhãn hiệu IPHONE

#2: Viết ra tất cả các biến thể có thể có của nhãn hiệu đăng ký để tra cứu nhãn hiệu

Biến thể có thể có của nhãn hiệu là hiểu biết phân tích trong tra cứu nhãn hiệu chuyên sâu.

Vậy, tra cứu nhãn hiệu chuyên sâu là gì?

Đó là tìm ra các phiên âm, dịch nghĩa, đồng nghĩa, đồng âm, đảo âm, phát âm tương tự của nhãn hiệu dự định đăng ký.

Ví dụ, phân tích chuyên sâu của nhãn hiệu đăng ký là “Phúc Lộc Thọ”

Phân tích nhãn hiệu Phúc Lộc Thọ

Với những biến thể này khi tiến hành tra cứu nhãn hiệu sẽ giúp bạn đánh giá được tỷ lệ thành công là bao nhiêu % một cách đầy đủ và chính xác nhất.

Làm thế nào để có thể phân tích chuyên sâu và tìm ra các biến thể của nhãn hiệu đăng ký.

Một cách nhanh chóng là sử dụng chính Google dịch để dịch sang các ngôn ngữ khác và tìm từ đồng nghĩa, đồng âm, đảo âm, phát âm tương tự.

#3: Phân loại hàng hóa, dịch vụ theo bảng Nice để xác định phạm vi tra cứu.


Công cụ tìm nhóm sản phẩm dịch vụ khi đăng ký nhãn hiệu

Việc phân loại hàng hóa, dịch vụ là bước đầu tiên và cực kỳ quan trọng để xác định phạm vi bảo hộ cho nhãn hiệu của bạn.

Hệ thống phân loại này dựa trên Bảng Phân Loại Quốc Tế Nice, gồm 45 nhóm (từ nhóm 1 đến 34 dành cho hàng hóa và nhóm 35 đến 45 dành cho dịch vụ).

Tại sao phải phân loại theo Bảng Nice?

Xác định rõ phạm vi bảo hộ nhãn hiệu: Mỗi nhóm bạn đăng ký sẽ xác định lĩnh vực hoạt động mà nhãn hiệu được bảo vệ.

Giúp quá trình tra cứu nhãn hiệu trở nên chính xác, tránh trùng lặp hoặc gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu khác trong cùng nhóm.

Tiết kiệm chi phí: Đăng ký đúng nhóm giúp tránh việc đăng ký dư thừa hoặc sai sót không cần thiết.

Nguyên Tắc Phân Loại Hàng Hóa

Dựa trên chức năng, mục đích: Ví dụ, sản phẩm đồng hồ sẽ thuộc nhóm 14 (đồng hồ và các phụ kiện liên quan).

Nếu có nhiều mục đích sử dụng: Phân loại vào tất cả các nhóm tương ứng.

Nguyên vật liệu: Phân loại theo chất liệu chính tạo nên sản phẩm.

Bộ phận của sản phẩm: Phân cùng nhóm với sản phẩm chính nếu không có mục đích sử dụng khác.

Nguyên Tắc Phân Loại Dịch Vụ:

Dựa trên ngành hoạt động: Ví dụ, dịch vụ vận chuyển thuộc nhóm 39, dịch vụ quảng cáo thuộc nhóm 35.

Dịch vụ cho thuê: Phân theo nhóm liên quan đến phương tiện được cho thuê (VD: Cho thuê xe thuộc nhóm 39).

Dịch vụ tư vấn, thông tin: Phân loại theo lĩnh vực tư vấn (VD: Tư vấn tài chính thuộc nhóm 36).

Ví dụ thực tế:

Nếu bạn sản xuất quần áo, nhãn hiệu của bạn nên đăng ký trong nhóm 25 (quần áo, giày dép, mũ nón).

Bạn hãy gõ sản phẩm cần đăng ký vào công cụ tìm nhóm sản phẩm, dịch vụ đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam để công cụ chỉ ra cho bạn các nhóm liên quan đến sản phẩm bạn cần.

Công cụ tìm nhóm sản phẩm dịch vụ khi đăng ký nhãn hiệu


Nếu bạn kinh doanh dịch vụ nhà hàng, quán ăn, nhãn hiệu sẽ thuộc nhóm 43 (dịch vụ ăn uống, cung cấp đồ uống).

Công cụ tìm nhóm sản phẩm dịch vụ khi đăng ký nhãn hiệu


4. HƯỚNG DẪN SOẠN TỜ KHAI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

Mẫu tờ khai đăng ký nhãn hiệu 2024 theo quy định tại Nghị định 65/2023/NĐ-CP ngày  23 tháng 8 năm 2023 gồm có 5 trang và chia thành 9 mục nhỏ. Bài viết sau sẽ hướng dẫn điền tờ khai đăng ký nhãn hiệu chính xác năm 2024 tại Việt Nam chi tiết như sau:

TỜ KHAI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

#1:Mục mở đầu

Tích chọn vào “Bản giấy” nếu bạn chọn bản giấy hoặc là để trống nếu bạn chọn bản điện tử.

Bạn chỉ được lựa chọn 1 trong 2 hình thức bản giấy hoặc bản điện tử, không được lựa chọn cả hai.

Phần “dấu nhận đơn” là dành cho cán bộ nhận đơn ghi ngày nhận và cấp cho bạn một số đơn.

Nếu đơn của bạn được tách từ một đơn nào đó đã nộp trước đó thì tích chọn vào ô đơn tách, ghi số đơn của đơn gốc vào và ngày nộp đơn của đơn gốc.

#2: Mục 1:


mẫu nhãn hiệu khi đăng ký nhãn hiệu

Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày rõ ràng với kích thước của mỗi thành phần trong nhãn hiệu không lớn hơn 80mm và không nhỏ hơn 8mm, tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 80mm x 80mm.

Nếu yêu cầu bảo hộ màu sắc thì tất cả các mẫu nhãn hiệu trên tờ khai và kèm theo đều phải được trình bày đúng màu sắc cần bảo hộ;

Mẫu nhãn hiệu phải rõ nét, không bị mờ, và phải nhìn rõ các chi tiết có trong nhãn hiệu dù là nhỏ nhất.

Loại nhãn hiệu yêu cầu đăng ký: không tích vào các ô nếu đăng ký nhãn hiệu thông thường; nếu đăng ký một trong bốn loại nhãn hiệu, hãy tích vào loại tương ứng.

Màu sắc: Liệt kê đầy đủ, chính xác các màu sắc có trên mẫu nhãn hiệu. Nếu nhãn hiệu thể hiện dưới dạng đen trắng thì ghi là màu đen, màu trắng.

Phần mô tả: Mô tả mẫu nhãn hiệu để làm rõ các yếu tố và ý nghĩa tổng thể. Nêu rõ màu sắc từng yếu tố cấu thành nhãn hiệu. Trường hợp nhãn hiệu bao gồm các từ, cụm từ thuộc ngôn ngữ tượng hình thì các từ, cụm từ đó phải được phiên âm; trường hợp nhãn hiệu bao gồm các từ, cụm từ bằng tiếng nước ngoài thì các từ, cụm từ đó phải được dịch sang tiếng Việt. Nếu nhãn hiệu có chứa chữ số không phải là chữ số Ả Rập và La Mã thì các chữ số đó phải được phiên âm sang chữ số Ả Rập.  Nếu từ tự đặt có nguồn gốc La-tinh không có nghĩa tiếng Việt thì ghi chú “không có nghĩa tiếng Việt”. Nếu nhãn hiệu là âm thanh thì mẫu nhãn hiệu phải là tệp âm thanh và bản thể hiện dưới dạng đồ họa của âm thanh đó. Nếu có hình ảnh, nêu rõ nội dung và ý nghĩa của chúng.

 

Ví dụ về cách mô tả nhãn hiệu:

Nhãn hiệu 1

interbra sở hữu trí tuệ

Mô tả nhãn hiệu

Màu sắc: Màu vàng, màu trắng, màu đen

Mô tả:

Hai hình tròn viền màu vàng, nền màu trắng lồng ghép vào nhau. Bên trong hình tròn là hình số 1 cách điệu màu vàng màu đen.

Bên phải hình tròn là dòng chữ “INTERBRA” in đậm, cách điệu, màu đen, không có nghĩa tiếng Việt.

Phía dưới dòng chữ “INTERBRA” là dòng chữ “Sở Hữu Trí Tuệ” màu đen.

– Tất cả được thể hiện như hình bên


Nhãn hiệu 2

Mô tả nhãn hiệu

Màu sắc: Màu vàng, màu đen

Mô tả:

Dòng chữ “INTERBRA” in đậm, cách điệu, màu đen, màu vàng, không có nghĩa tiếng Việt. Trong đó chữ “I” cách điệu thành hình số 1.


#3: MỤC 2: NGƯỜI NỘP ĐƠN


người nộp đơn khi đăng ký nhãn hiệu

Điền đầy đủ thông tin về tên, địa chỉ, điện thoại, email của Bạn.

Nếu bạn đăng ký với tư cách công ty hoặc hộ kinh doanh thì điền tên đầy đủ và địa chỉ theo thông tin như trên giấy phép kinh doanh và không nên viết tắt. Đặc biệt là khớp với thông tin trên con dấu của Công ty.

Nếu bạn đăng ký với tư cách cá nhân thì điền tên đầy đủ và địa chỉ như trên căn cước công dân.

Trường hợp bạn nộp đơn đồng chủ sở hữu nhãn hiệu thì tích chọn tại mục này và điền đầy đủ thông tin tương tự như mục này tại trang bổ sung.

Lưu ý:

Địa chỉ ghi cụ thể từ số nhà, thôn xóm, đến tỉnh, thành phố để Cục Sở hữu trí tuệ có thể thuận tiện trong việc gửi các văn bản trong quá trình đăng ký nhãn hiệu về cho bạn.

Điện thoại, email phải là thông tin mà bạn sử dụng thường xuyên, liên tục để có thể nhận thông tin từ Cục Sở hữu trí tuệ một cách nhanh chóng và kịp thời.

#4: MỤC 3: ĐẠI DIỆN CỦA NGƯỜI NỘP ĐƠN


Đại diện của người nộp đơn khi đăng ký nhãn hiệu

Nếu Bạn tự hoàn thành tờ khai đăng ký nhãn hiệu và tự nộp đơn thì bỏ trống mục này không cần điền.

#5: MỤC CHỦ ĐƠN/ĐẠI DIỆN CỦA CHỦ ĐƠN KÝ TÊN


MỤC CHỦ ĐƠN/ĐẠI DIỆN CỦA CHỦ ĐƠN KÝ TÊN khi đăng ký nhãn hiệu

Mục này ở cuối trang, Bạn cần ký trực tiếp (không phải chữ ký đóng dấu). Chỉ cần ký tên, không cần ghi đầy đủ họ tên, và ký trên tất cả các trang có xuất hiện mục này.

#6: MỤC 4: YÊU CẦU HƯỞNG QUYỀN ƯU TIÊN


yêu cầu hưởng quyền ưu tiên khi đăng ký nhãn hiệu

Để trống mục này, chỉ điền nếu bạn đã đăng ký nhãn hiệu tương tự ở các quốc gia khác theo Công ước Paris.

#7: MỤC 5: PHÍ, LỆ PHÍ

Phí, lệ phí khi đăng ký nhãn hiệu

Theo Thông tư số 263/2016/TT-BTC, chi phí đăng ký thương hiệu độc quyền bạn phải nộp được quy định cụ thể như sau.

Trường hợp nộp phí qua bưu điện hoặc chuyển khoản vào tài khoản của Cục Sở Hữu Trí Tuệ thì điền “Mã số giao dịch hoặc số tham chiếu trên giao dịch chuyển tiền”

#8: MỤC 6: CÁC TÀI LIỆU CÓ TRONG ĐƠN


Các tài liệu có trong đơn đăng ký nhãn hiệu

#9: MỤC 7: DANH MỤC VÀ PHÂN LOẠI HÀNG HÓA, DỊCH VỤ MANG NHÃN HIỆU


danh mục và phân loại hàng hoá, dịch vụ khi đăng ký nhãn hiệu

Nhập đúng tên nhóm, tên sản phẩm/ dịch vụ trong Thỏa ước Ni-xơ, nếu có 2 nhóm thì xuống dòng.

Giữa các sản phẩm/dịch vụ cách nhau bằng dấu “;”.

Kết thúc mỗi nhóm ghi tổng số sản phẩm/ dịch vụ trong nhóm đó.

Sản phẩm/ dịch vụ phải được viết bằng tiếng Việt.

Sử dụng từ ngữ phổ thông.

Nếu phải sử dụng từ ngữ địa phương thì nên sử dụng từ ngữ phổ thông tương ứng đi kèm và để trong dấu ngoặc đơn.

Không mô tả quá chi tiết về sản phẩm/ dịch vụ

Ví dụ:

Nhóm 30: Cà phê; Cà phê chưa rang; hạt cà phê rang; Hương liệu cà phê; Đồ uống cà phê có sữa; Chế phẩm thực vật thay thế cà phê. (Tổng cộng: 6 sản phẩm)

Nhóm 45:  Thực thi pháp luật; Dịch vụ nghiên cứu pháp luật; Dịch vụ kiểm toán tuân thủ pháp luật; nghiên cứu pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. (Tổng cộng 4 dịch vụ)

Hướng dẫn tìm nhóm chính xác theo Thỏa ước Ni-xơ

Đăng nhập đường dẫn https://interbra.vn/nice/

Tại ô “Tên Sản Phẩm, Dịch Vụ” nhập sản phẩm muốn đăng ký.

Công cụ tìm nhóm sản phẩm dịch vụ khi đăng ký nhãn hiệu

Sau đó bấm “search” để tìm các nhóm liên quan đến sản phẩm muốn đăng ký

Tại phần các nhóm liên quan đến sản phẩm này bạn sẽ nhấp vào từng nhóm để tìm nhóm đăng ký phù hợp cho mình, ví dụ tôi bấm vào chọn nhóm 30 thì danh sách sản phẩm / dịch vụ chỉ hiển thị ra nhóm 30 cho bạn xem chi tiết

Công cụ tìm nhóm sản phẩm dịch vụ khi đăng ký nhãn hiệu

#10: MỤC 8: MÔ TẢ TÓM TẮT ĐẶC TÍNH CỦA HÀNG HÓA/DỊCH VỤ ĐƯỢC CHỨNG NHẬN

Bỏ qua, mục này danh cho đăng ký nhãn hiệu chứng nhận.

MÔ TẢ TÓM TẮT ĐẶC TÍNH CỦA HÀNG HÓA/DỊCH VỤ ĐƯỢC CHỨNG NHẬN khi đăng ký nhãn hiệu

#11: MỤC 9: CAM KẾT CỦA NGƯỜI NỘP ĐƠN

Ghi rõ ngày nộp đơn, ký tên và đóng dấu (nếu là công ty).

CAM KẾT CỦA NGƯỜI NỘP ĐƠN khi đăng ký nhãn hiệu


5. HỒ SƠ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU GỒM NHỮNG GÌ?

#1: 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu quy định.


#2: 05 Mẫu nhãn hiệu giống hệt nhau, đáp ứng các yêu cầu sau đây:


#3: Chứng từ nộp lệ phí (biên lai hoặc phiếu thu).


#4: Tài liệu khác

Đối với đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, ngoài các tài liệu nêu trên, đơn phải nộp thêm các tài liệu sau đây:

- Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận;

- Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc thù của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất độc đáo hoặc

nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý);

- Bản đồ thể hiện vùng lãnh thổ chỉ định (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm);

- Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép sử dụng địa danh, dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương để đăng ký nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu đã đăng ký là nhãn hiệu tập thể thì nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh, dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).

- Giấy ủy quyền (trong trường hợp nộp đơn thông qua đại diện);

- Tài liệu xác nhận việc cho phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt (nếu nhãn hiệu có chứa biểu tượng, quốc kỳ, quốc huy, tên viết tắt hoặc tên đầy đủ của cơ quan/tổ chức nhà nước Việt Nam hoặc tổ chức quốc tế, v.v.);

- Giấy chuyển nhượng quyền nộp đơn (nếu có);

- Tài liệu xác nhận quyền đăng ký hợp pháp (trong trường hợp người nộp đơn thụ hưởng quyền nộp đơn từ người khác);

- Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn đăng ký sáng chế có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).

6. QUY TRÌNH NỘP ĐƠN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

Nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu ở đâu?

Bạn có thể lựa chọn nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu giấy hoặc nộp hồ sơ trực tuyến thông qua cổng dịch vụ công trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ, cụ thể như sau:

#1: Nộp hồ sơ giấy

Bạn có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ, cụ thể như sau:

- Trụ sở chính của Cục Sở hữu trí tuệ, địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi , Quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

- Văn phòng đại diện của Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh , địa chỉ: số 31 Hàn Thuyên, phường Bến Nghé, quận 1, TP. HCM.

- Văn phòng đại diện của Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

Trường hợp nộp đơn đăng ký nhãn hiệu qua đường bưu điện, phải chuyển khoản lệ phí nộp đơn qua dịch vụ bưu chính, sau đó phải kèm theo đơn một bản sao Giấy biên nhận chuyển tiền và gửi đến một trong các điểm tiếp nhận đơn nêu trên của Cục Sở hữu trí tuệ để chứng minh số tiền đã nộp.

(Lưu ý: Trường hợp chuyển khoản phí, lệ phí đến một trong các điểm tiếp nhận đơn nêu trên của Cục Sở hữu trí tuệ, người nộp đơn phải gửi hồ sơ đến điểm tiếp nhận đơn tương ứng).

# 2: Nộp trực tuyến

- Điều kiện nộp trực tuyến: Bạn cần có chứng thư số, chữ ký số và tài khoản đã đăng ký được Cục Sở hữu trí tuệ chấp thuận trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến.

- Nộp trực tuyến:

+ Bạn cần hoàn tất các bước nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ. Sau đó, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ gửi cho người nộp đơn Xác nhận nộp đơn trực tuyến.

+ Bạn phải xuất trình Xác nhận nộp đơn trực tuyến đến một trong các đơn vị tiếp nhận của Cục Sở hữu trí tuệ và người nộp đơn cần nộp kèm các tài liệu (nếu có) và nộp phí/lệ phí theo quy định trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nộp đơn trực tuyến.

+ Nếu nộp đầy đủ các tài liệu và phí/lệ phí nêu trên theo quy định, cán bộ Cục Sở hữu trí tuệ sẽ cấp số đơn trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến.

Nếu nộp thiếu một trong các tài liệu và phí/lệ phí, đơn sẽ bị từ chối.

Trường hợp Bạn không hoàn tất các thủ tục nộp theo quy định, thủ tục nộp đơn trực tuyến sẽ bị hủy và Thông báo hủy đơn trực tuyến sẽ được gửi cho Bạn qua Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến.

#3: Các lưu ý về lệ phí nộp đơn và thủ tục thanh toán.

- Mỗi đơn chỉ được yêu cầu cấp một văn bằng bảo hộ theo loại phù hợp với nhãn hiệu nêu trong đơn;

- Mọi tài liệu trong đơn phải được làm bằng tiếng Việt. Đối với các tài liệu được phép làm bằng ngôn ngữ khác phải được dịch sang tiếng Việt;

- Mọi tài liệu trong đơn phải được trình bày theo chiều dọc (riêng hình vẽ, hình vẽ, biểu đồ, bảng biểu có thể được trình bày theo chiều ngang) trên một tờ giấy khổ A4 (210 mm x 297 mm), trong đó lề trên, dưới, trái, phải đều là 20 mm, phông chữ Times New Roman, chữ không nhỏ hơn cỡ 13, trừ các tài liệu kèm theo ban đầu không nhằm mục đích đưa vào đơn;

- Đối với các tài liệu phải làm theo mẫu thiết kế sẵn thì phải sử dụng mẫu đó và ghi đầy đủ thông tin cần thiết vào các mục tương ứng;

- Tài liệu gồm nhiều trang phải đánh số trang bằng tiếng Ả Rập;

- Mọi tài liệu phải được đánh máy hoặc in bằng loại mực không phai, rõ ràng, sạch sẽ, không tẩy xóa, không sửa chữa; trường hợp phát hiện lỗi chính tả không đáng kể trong tài liệu đã nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam (IPVN), người nộp đơn có thể sửa lỗi đó nhưng phải ký xác nhận (và đóng dấu, nếu có) vào các từ đã sửa;

- Thuật ngữ sử dụng trong đơn phải là thuật ngữ thông dụng (trừ tiếng địa phương, từ hiếm, từ tự tạo). Ký hiệu, đơn vị đo lường, phông chữ điện tử và quy tắc chính tả sử dụng trong đơn phải tuân thủ theo tiêu chuẩn Việt Nam;

- Đơn có thể kèm theo tài liệu mang dữ liệu điện tử của một phần hoặc toàn bộ nội dung tài liệu.

7. QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH ĐƠN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU


QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH ĐƠN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

Khi Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận đơn đăng ký nhãn hiệu, quy trình xử lý sẽ diễn ra theo các bước sau:

#1:Thẩm định hình thức:

Trong vòng 1 tháng, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành kiểm tra các yếu tố sau:

Đảm bảo các tài liệu trong đơn được sắp xếp đúng theo quy định, bao gồm các mục như tờ khai, mẫu nhãn hiệu, danh mục sản phẩm/dịch vụ.

Kiểm tra xem đơn có đầy đủ các giấy tờ cần thiết theo quy định không, chẳng hạn như tờ khai đăng ký, giấy ủy quyền (nếu có), tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu có).

Đánh giá xem người nộp đơn có đủ tư cách pháp lý để đứng tên trong đơn đăng ký hay không (ví dụ: cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp).

Nếu đơn yêu cầu hưởng quyền ưu tiên từ một đơn đăng ký trước đó (theo các thỏa thuận quốc tế như Công ước Paris), Cục sẽ kiểm tra tính hợp lệ của các tài liệu liên quan đến quyền này.

Nếu đơn vượt qua thẩm định hình thức thì bạn sẽ nhận được quyết định chấp nhận đơn hợp lệ

quyết định chấp nhận đơn hợp lệ khi đăng ký nhãn hiệu

#2: Công bố đơn:

Sau khi đơn đăng ký nhãn hiệu được Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định và chấp nhận là hợp lệ, trong vòng 2 tháng, thông tin về đơn sẽ được công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp (Công báo A).

Công bố đơn khi đăng ký nhãn hiệu

Nội dung công bố bao gồm:

(210) Số đơn

(220) Ngày nộp đơn

(441) Ngày công bố đơn

(511) Phân loại quốc tế sản phẩm và dịch vụ

(531) Phân loại quốc tế các yếu tố hình của nhãn hiệu hàng hoá

(540) Mẫu nhãn hiệu

(591) Mầu sắc bảo hộ

(731) Tên, địa chỉ của người nộp đơn

Công bố đơn khi đăng ký nhãn hiệu

Việc công bố thông tin đơn đăng ký nhãn hiệu đảm bảo tính minh bạch, công khai, bảo vệ quyền lợi các bên liên quan và tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc bảo hộ nhãn hiệu và để các bên liên quan có thể theo dõi và phản đối nếu thấy có xung đột lợi ích.

#3: Thẩm định nội dung:

Sau khi đơn đăng ký nhãn hiệu được công bố công khai, quá trình thẩm định nội dung sẽ kéo dài tối đa 9 tháng, nhằm đánh giá liệu nhãn hiệu có đáp ứng các điều kiện bảo hộ theo quy định pháp luật hay không. Cụ thể, quá trình này bao gồm:

Nhãn hiệu phải tuân thủ các quy định pháp luật, không được chứa các dấu hiệu vi phạm trật tự công cộng, đạo đức xã hội, hoặc các biểu tượng quốc gia, quốc kỳ, huy hiệu của các quốc gia hoặc tổ chức quốc tế mà không được phép.

Đánh giá xem nhãn hiệu có đủ tính phân biệt để giúp người tiêu dùng nhận biết và phân biệt hàng hóa/dịch vụ của chủ đơn so với các nhãn hiệu khác trên thị trường hay không.

Nhãn hiệu không được phép quá chung chung hoặc mô tả trực tiếp về sản phẩm/dịch vụ.

Cục sẽ tiếp tục đối chiếu nhãn hiệu đang được đăng ký với các nhãn hiệu đã được bảo hộ hoặc đang trong quá trình đăng ký để kiểm tra xem nhãn hiệu có trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu khác đã có trước đó hay không. Nếu có xung đột, đơn đăng ký có thể bị từ chối.

kết quả Thẩm định nội dung khi đăng ký nhãn hiệu

Trường hợp Cục kiểm tra không tìm thấy tương tự/ gây nhầm lẫn với nhãn hiệu nào đã đăng ký trước thì Cục SHTT sẽ ra thông báo cấp văn bằng bảo hộ và Bạn phải nộp các khoản phí lệ phí để nhận giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu bản gốc.

quyết định cấp văn bằng bảo hộ khi đăng ký nhãn hiệu

Mục đích của khâu thẩm định nội dung nhằm đảm bảo nhãn hiệu đáp ứng các tiêu chuẩn pháp lý, bảo vệ quyền lợi của chủ đơn và các bên liên quan, không xâm phạm quyền lợi của các chủ thể khác và không vi phạm điều cấm của pháp luật

 [Căn cứ: Điều 110.3, Điều 119 Luật Sở hữu trí tuệ; Điều 9, Điều 10 Thông tư 23/2023/TT-BKHCN/2023/TT-BKHCN]

#4: Theo dõi quá trình đăng ký nhãn hiệu

Sử dụng công cụ tra cứu nhãn hiệu của Interbra để thường xuyên kiểm tra tình trạng xử lý đơn của Cục Sở Hữu Trí Tuệ.

Bước 1: Truy cập https://interbra.vn/searchbrandname/index

Bước 2: Nhập nhãn hiệu đã đăng ký vào ô “Tên Nhãn Hiệu” hoặc số đơn đăng ký nhãn hiệu trên tờ khai vào ô “Số Đơn” sau đó  chọn “Search”

Bước 3: Click vào “Xem chi tiết” để xem đầy đủ về thông tin đăng ký nhãn hiệu của bạn

Bước 4: Kéo xuống, đọc kết quả tại mục “TÌNH TRẠNG XỬ LÝ”

Công cụ tra cứu nhãn hiệu

Tình trạng đơn đăng ký nhãn hiệu


hoặc bấm vào “Print” để xem chi tiết thông tin tình trạng đơn đăng ký nhãn hiệu của bạn

Tình trạng đơn đăng ký nhãn hiệu

#5: Cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Thời gian cấp văn bằng bảo hộ là 1-2 tháng kể từ ngày người nộp đơn nộp lệ phí cấp văn bằng.

giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Trong giai đoạn này, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ cấp giấy chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu cho bạn và công bố thông tin về văn bằng trên Công báo Sở hữu trí tuệ (Công bố B).

Công báo Sở hữu trí tuệ

Như vậy, tổng thời gian để hoàn tất quy trình đăng ký nhãn hiệu, từ khi nộp hồ sơ đến lúc được cấp văn bằng bảo hộ, theo quy định pháp luật thường kéo dài khoảng 12 tháng. Thời gian này bao gồm cả các giai đoạn thẩm định hình thức, công bố đơn và thẩm định nội dung.

Tuy nhiên, trên thực tế, thời gian đăng ký nhãn hiệu có thể kéo dài từ 18 đến 24 tháng do các yếu tố khách quan như:

Số lượng đơn đăng ký gửi đến Cục Sở hữu trí tuệ ngày càng nhiều khoảng 50000 – 55000 đơn/ 1 năm, quá trình thẩm định sẽ bị kéo dài do lượng công việc quá tải.

Nhiều trường hợp, đơn đăng ký nhãn hiệu thường bị yêu cầu chỉnh sửa hoặc bổ sung do sai sót về hình thức hoặc thiếu sót trong tài liệu, điều này làm quá trình đăng ký bị chậm trễ.


8. CẦN CÂN NHẮC NHỮNG GÌ TRƯỚC KHI NỘP ĐƠN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU?

#1: Nhãn hiệu đăng ký không có khả năng phân biệt:

Nhãn hiệu sẽ bị từ chối nếu không giúp phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu với hàng hóa, dịch vụ của người khác.

Ví dụ, nhãn hiệu " MILKKINGDOM Vương Quốc Sữa " cho sản phẩm sữa sẽ không được

MILKKINGDOM Vương Quốc Sữa

chấp nhận vì từ này không có khả năng phân biệt sản phẩm.

#2: Không phải là dấu hiệu nhìn thấy được:

Nhãn hiệu sẽ bị từ chối nếu không là dấu hiệu như chữ cái, hình vẽ, hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, âm thanh có thể thể hiện bằng đồ họa.

Ví dụ: bạn không thể đăng ký nhãn hiệu cho một âm thanh như tiếng chuông, tiếng còi không phải dưới dạng đồ họa, hay một mùi hương như mùi cà phê, mùi hoa hồng.

#3: Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với quốc kỳ, quốc huy, quốc ca:

Nhãn hiệu bị từ chối nếu giống hoặc gần giống đến mức gây nhầm lẫn với quốc kỳ, quốc huy hoặc quốc ca của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và của các nước.

Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với quốc kỳ, quốc huy, quốc ca khi đăng ký nhãn hiệu

Ví dụ: bạn không thể đăng ký nhãn hiệu cho một dấu hiệu có hình ảnh giống hoặc tương tự với quốc kỳ, quốc huy của Việt Nam hoặc của các nước khác.

Công cụ tra cứu nhãn hiệu

#4: Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với biểu tượng của cơ quan nhà nước, tổ chức:

- Nhãn hiệu sẽ bị từ chối nếu là dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép;

Ví dụ: bạn không thể đăng ký nhãn hiệu cho một dấu hiệu có hình ảnh giống hoặc tương tự với logo của Bộ Công An, logo của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, hoặc logo của Liên Hợp Quốc.

Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với biểu tượng của cơ quan nhà nước, tổ chức khi đăng ký nhãn hiệu

- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân:

- Nhãn hiệu sẽ bị từ chối nếu là dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài;

Ví dụ: bạn không thể đăng ký nhãn hiệu cho một dấu hiệu có tên giống hoặc tương tự với tên của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân


#5: Dấu hiệu gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành:

- Nhãn hiệu sẽ bị từ chối nếu là dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận;

Dấu hiệu gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành

Ví dụ: bạn không thể đăng ký nhãn hiệu cho một dấu hiệu có hình ảnh giống hoặc tương tự với logo của Cục Đo lường Chất lượng, logo của Cục Bảo vệ Thực vật, hoặc logo của Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3 - QUATEST 3.

bạn không thể đăng ký nhãn hiệu cho một dấu hiệu có hình ảnh giống hoặc tương tự với logo của Cục Đo lường Chất lượng, logo của Cục Bảo vệ Thực vật, hoặc logo của Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3 - QUATEST 3

#6: Dấu hiệu gây nhầm lẫn về nguồn gốc, xuất xứ, tính năng của sản phẩm:

- Nhãn hiệu sẽ bị từ chối nếu là dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ;

Ví dụ, một nhãn hiệu tại Việt Nam nhưng lại có chữ “Japan” trong nhãn hiệu thì sẽ không được đồng ý làm nhãn hiệu.

Dấu hiệu gây nhầm lẫn về nguồn gốc, xuất xứ, tính năng của sản phẩm

#7: Dấu hiệu là hình dạng vốn có của hàng hóa:

- Nhãn hiệu sẽ bị từ chối nếu là dấu hiệu là hình dạng vốn có của hàng hóa hoặc do đặc tính kỹ thuật của hàng hóa bắt buộc phải có;

Ví dụ, không thể đăng ký hình dạng chai nước thông thường làm nhãn hiệu cho sản phẩm nước uống.

Dấu hiệu là hình dạng vốn có của hàng hóa

#8: Dấu hiệu chứa bản sao tác phẩm:

- Nhãn hiệu sẽ bị từ chối nếu là dấu hiệu chứa bản sao tác phẩm, trừ trường hợp được phép của chủ sở hữu tác phẩm đó;

#9: Dấu hiệu là hình học đơn giản, chữ số, chữ cái, chữ thuộc ngôn ngữ không thông dụng:

- Nhãn hiệu sẽ bị từ chối nếu là hình và hình học đơn giản, chữ số, chữ cái, chữ thuộc ngôn ngữ không thông dụng, trừ trường hợp các dấu hiệu này đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu trước ngày nộp đơn.

Ví dụ: 

Dấu hiệu là hình học đơn giản, chữ số, chữ cái, chữ thuộc ngôn ngữ không thông dụng

Dấu hiệu là hình học đơn giản, chữ số, chữ cái, chữ thuộc ngôn ngữ không thông dụng

#10: Dấu hiệu là biểu tượng quy ước, hình vẽ, tên gọi thông thường đã được sử dụng thường xuyên và thừa nhận rộng rãi trước ngày nộp đơn:

-Nhãn hiệu sẽ bị từ chối nếu là dấu hiệu, biểu tượng quy ước, hình vẽ, tên gọi thông thường của hàng hóa, dịch vụ bằng bất kỳ ngôn ngữ nào, hình dạng thông thường của hàng hóa hoặc một phần của hàng hóa, hình dạng thông thường của bao bì hoặc vật chứa hàng hóa đã được sử dụng thường xuyên và thừa nhận rộng rãi trước ngày nộp đơn;

Dấu hiệu là biểu tượng quy ước, hình vẽ, tên gọi thông thường đã được sử dụng thường xuyên và thừa nhận rộng rãi trước ngày nộp đơn

#11: Dấu hiệu là thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng, chất lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị hoặc các đặc tính khác mang tính mô tả:

- Nhãn hiệu sẽ bị từ chối nếu là dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng, chất lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị hoặc các đặc tính khác mang tính mô tả hàng hóa, dịch vụ hoặc dấu hiệu làm gia tăng giá trị đáng kể cho hàng hóa, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã đạt được khả năng phân biệt thông qua quá trình sử dụng trước ngày nộp đơn;

Dấu hiệu là thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng, chất lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị hoặc các đặc tính khác mang tính mô tả

#12: Dấu hiệu là mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh:

- Nhãn hiệu sẽ bị từ chối nếu là dấu hiệu mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh của chủ thể kinh doanh;

Dấu hiệu là mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh

#13: Dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý:

- Nhãn hiệu sẽ bị từ chối nếu là dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu trước ngày nộp đơn hoặc được đăng ký dưới dạng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận quy định tại Luật SHTT;

Dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý

#14: Dấu hiệu gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của tổ chức, cá nhân khác được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự:

- Nhãn hiệu sẽ bị từ chối nếu là dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của tổ chức, cá nhân khác được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự trên cơ sở đơn đăng ký có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn trong trường hợp đơn đăng ký được hưởng quyền ưu tiên, kể cả đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, trừ trường hợp đăng ký nhãn hiệu đó bị chấm dứt hiệu lực theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 95 hoặc bị hủy bỏ hiệu lực theo quy định tại Điều 96 theo thủ tục quy định tại điểm b khoản 3 Điều 117 của Luật này;

Dấu hiệu gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của tổ chức, cá nhân khác được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự

#15: Dấu hiệu gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi:

- Nhãn hiệu sẽ bị từ chối nếu là dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự từ trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên;

- Nhãn hiệu sẽ bị từ chối nếu là dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của tổ chức, cá nhân khác đã được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự mà đăng ký nhãn hiệu đó đã chấm dứt hiệu lực chưa quá ba năm, trừ trường hợp đăng ký nhãn hiệu đó bị chấm dứt hiệu lực theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 95 theo thủ tục quy định tại điểm b khoản 3 Điều 117 của Luật này;

#16: Dấu hiệu gây nhầm lẫn với nhãn hiệu nổi tiếng:

- Nhãn hiệu sẽ bị từ chối nếu là Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được coi là nhãn hiệu nổi tiếng của người khác trước ngày nộp đơn đăng ký cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự với hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng hoặc đăng ký cho hàng hóa, dịch vụ không tương tự, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm ảnh hưởng đến khả năng phân biệt của nhãn hiệu nổi tiếng hoặc việc đăng ký nhãn hiệu nhằm lợi dụng uy tín của nhãn hiệu nổi tiếng;

Dấu hiệu gây nhầm lẫn với nhãn hiệu nổi tiếng

#17: Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với tên thương mại đang được sử dụng:

- Nhãn hiệu sẽ bị từ chối nếu là Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với tên thương mại đang được sử dụng của người khác, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ

#18: Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ:

- Nhãn hiệu sẽ bị từ chối nếu là Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm cho người tiêu dùng hiểu sai lệch về nguồn gốc địa lý của hàng hoá;

#19: Dấu hiệu trùng hoặc tương tự dấu hiệu có chứa chỉ dẫn địa lý hoặc được dịch nghĩa, phiên âm:

- Nhãn hiệu sẽ bị từ chối nếu là Dấu hiệu trùng với chỉ dẫn địa lý hoặc có chứa chỉ dẫn địa lý hoặc được dịch nghĩa, phiên âm từ chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ cho rượu vang, rượu mạnh nếu dấu hiệu được đăng ký để sử dụng cho rượu vang, rượu mạnh không có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý đó;

#20: Dấu hiệu trùng hoặc không khác biệt đáng kể với kiểu dáng công nghiệp của người khác đã hoặc đang được bảo hộ:

- Nhãn hiệu sẽ bị từ chối nếu là Dấu hiệu trùng hoặc không khác biệt đáng kể với kiểu dáng công nghiệp của người khác đã hoặc đang được bảo hộ trên cơ sở đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn so với ngày nộp đơn, ngày ưu tiên của đơn đăng ký nhãn hiệu;

#21: Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên giống cây trồng đã hoặc đang được bảo hộ:

- Nhãn hiệu sẽ bị từ chối nếu là Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên giống cây trồng đã hoặc đang được bảo hộ tại Việt Nam nếu dấu hiệu đó đăng ký cho hàng hóa là giống cây trồng cùng loài hoặc thuộc loài tương tự hoặc sản phẩm thu hoạch từ giống cây trồng;

#22: Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên gọi, hình ảnh của nhân vật, hình tượng trong tác phẩm thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả:

- Nhãn hiệu sẽ bị từ chối nếu là Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên gọi, hình ảnh của nhân vật, hình tượng trong tác phẩm thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả của người khác đã được biết đến một cách rộng rãi trước ngày nộp đơn, trừ trường hợp được phép của chủ sở hữu tác phẩm đó.

#23: Dấu hiệu là hình phổ thông:

- Dấu hiệu hình là hình phổ thông như hình tròn, hình elip, tam giác, tứ giác v.v. hoặc hình vẽ đơn giản; hình vẽ, hình ảnh chỉ được sử dụng làm nền hoặc đường nét trang trí sản phẩm, bao bì sản phẩm.

Dấu hiệu là hình phổ thông

#24: Dấu hiệu là hình quá rắc rối phức tạp:

-Dấu hiệu hình quá rắc rối phức tạp khiến cho người tiêu dùng không dễ nhận thức và không dễ ghi nhớ được đặc điểm của hình như gồm quá nhiều hình ảnh, đường nét kết hợp hoặc chồng lên nhau.

Dấu hiệu là hình quá rắc rối phức tạp

#25: Dấu hiệu là hình dạng thông thường:

Hình vẽ, hình ảnh, biểu tượng, dấu hiệu tượng trưng, hình dạng thông thường của hàng hóa hoặc một phần của hàng hóa, hình dạng thông thường của bao bì hoặc vật chứa hàng hóa đã được sử dụng thường xuyên và thừa nhận rộng rãi;

Dấu hiệu là hình dạng thông thường

#26: Dấu hiệu là hình mang tính mô tả chính hàng hóa, dịch vụ:

- Dấu hiệu hình mang tính mô tả chính hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu như địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng, chất lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu, hoặc dấu hiệu làm gia tăng giá trị đáng kể cho hàng hóa;

Dấu hiệu là hình mang tính mô tả chính hàng hóa, dịch vụ

#27: Dấu hiệu là hình mang tính mô tả về nguồn gốc địa lý chính hàng hóa, dịch vụ:

-Hình vẽ, hình ảnh mang tính mô tả về nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ.

 

9. XỬ LÝ TÌNH HUỐNG ĐƠN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU BỊ TỪ CHỐI

Khi nhận được thông báo từ chối đăng ký nhãn hiệu, cần xác định lý do từ chối của Cục Sở hữu trí tuệ là gì, ví dụ như:

- Nhãn hiệu không có khả năng phân biệt.

- Nhãn hiệu mang tính mô tả sản phẩm, dịch vụ hoặc chất lượng sản phẩm.

- Nhãn hiệu tương tự gây nhầm lẫn với một hoặc một số nhãn hiệu đã đăng ký trước cho cùng nhóm sản phẩm/dịch vụ hoặc sản phẩm/ dịch vụ tương tự,

thì hãy xử lý theo 2 bước sau:

#1: Phản đối thông báo từ chối: 

Nếu Bạn không đồng ý với quan điểm của Cục Sở hữu trí tuệ, có thể phản đối thông báo từ chối trong vòng 3 tháng kể từ ngày nhận được thông báo.

Trong phản đối, bạn cần nêu rõ các lý do và cơ sở pháp lý để chứng minh rằng nhãn hiệu của mình có khả năng phân biệt hoặc không mang tính mô tả hoặc không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được đăng ký trước hoặc hưởng thời gian ưu tiên trước.

Nếu Cục Sở hữu trí tuệ chấp nhận phản đối, sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu cho người nộp đơn.

Nếu Cục Sở hữu trí tuệ chấp nhận phản đối, sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu cho người nộp đơn


Nếu Cục Sở hữu trí tuệ không chấp nhận phản đối, sẽ ra quyết định duy trì thông báo từ chối.

Nếu Cục Sở hữu trí tuệ không chấp nhận phản đối, sẽ ra quyết định duy trì thông báo từ chối.

#2: Khiếu nại quyết định từ chối: 


Các đơn đăng ký nhãn hiệu có khiếu nại

Thời hiệu khiếu nại liên quan đến đơn đăng ký nhãn hiệu

-Nếu bạn nhận được quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ của Cục Sở hữu trí tuệ và không đồng ý với quyết định này, có thể khiếu nại quyết định này trong vòng 90 ngày kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định hoặc thông báo về việc xử lý đơn đăng ký sở hữu công nghiệp;

Thời hiệu khiếu nại liên quan đến đơn đăng ký nhãn hiệu

– Khiếu nại lần thứ hai là 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu mà khiếu nại đó không được giải quyết, hoặc tính từ ngày người có quyền khiếu nại nhận được hoặc biết được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu.

Nếu hết thời hạn giải quyết khiếu nại của cấp trực tiếp ra quyết định hoặc thông báo liên quan đến nhãn hiệu (khiếu nại lần thứ nhất) mà khiếu nại không được giải quyết, hoặc nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan này thì người khiếu nại, người có quyền, lợi ích liên quan trực tiếp đến quyết định đó có quyền khiếu nại với Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (khiếu nại lần thứ hai) hoặc khởi kiện tại toà án.

Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ thì người khiếu nại, người có quyền, lợi ích liên quan trực tiếp đến quyết định đó có quyền khởi kiện tại toà án.

Thẩm quyền giải quyết khiếu nại

Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu là Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ; người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai là Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.

Hồ sơ khiếu nại

đơn khiếu nại khi đăng ký nhãn hiệu

Đơn khiếu nại được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Nghị định số 124/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Khiếu nại (sau đây gọi là Nghị định số 124/2020/NĐ-CP), trong đó nêu đầy đủ các thông tin theo quy định tại Điều 119a của Luật Sở hữu trí tuệ và các tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại theo quy định tại khoản 2 Điều 8 của Luật Khiếu nại, cụ thể như sau:

- Bản sao quyết định hoặc thông báo bị khiếu nại của Cục Sở hữu trí tuệ và bản sao đơn đăng ký sở hữu công nghiệp là đối tượng của quyết định hoặc thông báo đó (trong trường hợp người nộp đơn khiếu nại lần hai); hoặc tài liệu chỉ dẫn thông tin về các tài liệu nêu trên;

- Bản sao quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu (đối với khiếu nại lần hai);

- Chứng cứ (bằng chứng hoặc vật chứng) dùng để chứng minh, làm rõ lập luận khiếu nại.

Chứng cứ có thể được nộp bổ sung trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nộp đơn khiếu nại.

Thủ tục, trình tự Giải quyết đơn khiếu nại.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đơn khiếu nại, người giải quyết khiếu nại phải ra thông báo thụ lý giải quyết khiếu nại, trong đó ghi nhận ngày thụ lý đơn và xác định phí tra cứu và/hoặc phí thẩm định đối với trường hợp phải thẩm định lại để phục vụ việc giải quyết khiếu nại tương ứng với nội dung khiếu nại (nếu có) và ấn định thời hạn 01 tháng để người khiếu nại nộp phí; hoặc ra thông báo không thụ lý giải quyết khiếu nại nếu đơn thuộc một trong các trường hợp dưới đây, trong đó nêu rõ lý do từ chối.

Quyết định giải quyết khiếu nại khi đăng ký nhãn hiệu

Đơn khiếu nại không được thụ lý giải quyết nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

(i) Đối tượng bị khiếu nại không phải là các quyết định hoặc thông báo chính thức quy định tại khoản 2 Điều 35 của Thông tư 23/2023/TT-BKHCN (Gọi tắt là “Thông tư 23”);

(ii) Quyết định, thông báo, hành vi bị khiếu nại không liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại;

(iii) Đơn khiếu nại không được nộp theo đúng quy định tại khoản 2 Điều 36 của Thông tư 23;

(iv) Đơn khiếu nại được nộp ngoài thời hiệu quy định, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 và 4 Điều 15 của Nghị định số 65/2023/NĐ-CP;

(v) Việc khiếu nại đã có quyết định giải quyết khiếu nại lần hai;

(vi) Việc khiếu nại đã được Tòa án thụ lý hoặc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định của Tòa án, trừ trường hợp có quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính của Tòa án;

(vii) Người khiếu nại tiếp tục khiếu nại khi đã hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày có quyết định đình chỉ việc giải quyết khiếu nại theo quy định tại Điều 10 và khoản 8 Điều 11 của Luật Khiếu nại;

(viii) Đơn khiếu nại không chỉ ra yếu tố trái pháp luật của quyết định, thông báo, hành vi bị khiếu nại và chỉ có yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn là đối tượng của quyết định, thông báo đó.

(ix) Đơn khiếu nại đối với thông báo, quyết định hành chính, hành vi liên quan đến đối tượng sở hữu công nghiệp thuộc phạm vi bí mật nhà nước.

c) Nếu người khiếu nại không nộp phí thẩm định đối với trường hợp phải thẩm định lại để phục vụ việc giải quyết khiếu nại theo thông báo thụ lý giải quyết khiếu nại, đơn khiếu nại được giải quyết trên cơ sở các tài liệu có trong hồ sơ.

Thời hạn giải quyết khiếu nại được thực hiện theo quy định tại Điều 119a của Luật Sở hữu trí tuệ và các Điều 28 và 37 của Luật Khiếu nại.

Quyết định giải quyết khiếu nại được công bố trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan giải quyết khiếu nại trong thời hạn 15 ngày và trên Công báo sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày ra quyết định.

Công báo sở hữu công nghiệp

10. QUYỀN LỢI VÀ NGHĨA VỤ CỦA BẠN KHI CÓ VĂN BẰNG BẢO HỘ NHÃN HIỆU

#1: Quyền lợi của chủ sở hữu nhãn hiệu:

Bạn có quyền áp dụng các biện pháp sau đây để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình:

- Áp dụng biện pháp công nghệ bảo vệ quyền, đưa thông tin quản lý quyền hoặc áp dụng các biện pháp công nghệ khác nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;

- Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, gỡ bỏ và xóa nội dung vi phạm trên môi trường mạng viễn thông và mạng Internet, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại;

- Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật Sở hữu Trí tuệ và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

- Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

#2: Nghĩa vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu

Bạn có nghĩa vụ sử dụng liên tục nhãn hiệu.

Việc sử dụng nhãn hiệu bởi bên nhận chuyển quyền theo hợp đồng sử dụng nhãn hiệu cũng được coi là hành vi sử dụng nhãn hiệu của chủ sở hữu nhãn hiệu. Trong trường hợp nhãn hiệu không được sử dụng liên tục từ năm năm trở lên thì Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đó bị chấm dứt hiệu lực theo quy định.

Việc sử dụng nhãn hiệu được thể hiện bởi việc thực hiện các hành vi cụ thể như sau:

- Gắn nhãn hiệu được bảo hộ lên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh;

- Lưu thông, chào bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán hàng hoá mang nhãn hiệu được bảo hộ;

- Nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ.

- Sử dụng nhãn hiệu bởi bên nhận chuyển quyền theo hợp đồng sử dụng nhãn hiệu.

Thông thường, hiệu lực của giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực 10 năm kể từ ngày nộp đơn (có thể gia hạn) nhưng quyền đối với nhãn hiệu không phải lúc nào cũng được duy trì đối với chủ sở hữu suốt thời gian đó. Chủ sở hữu nhãn hiệu phải thực hiện nghĩa vụ của mình về việc sử dụng nhãn hiệu để tránh nhãn hiệu bị chấm dứt hiệu lực trước thời hạn.

11. GIA HẠN NHÃN HIỆU

#1: Hiệu lực và gia hạn:

Theo khoản 6 Điều 93 của Luật Sở hữu trí tuệ năm hiện hành, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài trong 10 năm tính từ ngày nộp đơn.

mẫu giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cần gia hạn

Sau đó, bạn có thể xin gia hạn nhiều lần, mỗi lần 10 năm cho toàn bộ hoặc một phần danh mục hàng hóa, dịch vụ

Điều này có nghĩa là nhãn hiệu có thể được bảo hộ vô thời hạn nếu bạn gia hạn đúng thời gian quy định.

#2: Thời điểm nộp đơn gia hạn:

Trong vòng 06 tháng trước khi Giấy chứng nhận hết hiệu lực, bạn cần nộp đơn gia hạn.

thông tin đơn đang ký nhãn hiệu cần gia hạn

Đơn có thể nộp muộn trong vòng 06 tháng sau khi Giấy chứng nhận hết hiệu lực.

Trong trường hợp nộp muộn, bạn phải thanh toán thêm 10% lệ phí gia hạn cho mỗi tháng nộp muộn.

#3: Hồ sơ gia hạn gồm:


Tờ khai yêu cầu gia hạn hiệu lực làm theo Mẫu số 07 tại Phụ lục II của Nghị định 65/2023/NĐ-CP

Hồ sơ yêu cầu gia hạn hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu bao gồm các tài liệu sau đây:

- Tờ khai yêu cầu gia hạn hiệu lực làm theo Mẫu số 07 tại Phụ lục II của Nghị định 65/2023/NĐ-CP (Gọi tắt là “Nghị định 65”);

- Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (trường hợp văn bằng bảo hộ được cấp dưới dạng giấy và có yêu cầu ghi nhận việc gia hạn vào văn bằng bảo hộ);

- Văn bản ủy quyền (trường hợp yêu cầu được nộp thông qua đại diện);

- Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp).

Trong một hồ sơ có thể yêu cầu gia hạn hiệu lực cho một hoặc nhiều văn bằng bảo hộ nếu có cùng loại đối tượng và cùng chủ sở hữu.

#4: Thời hạn thẩm định gia hạn

Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nhận được hồ sơ yêu cầu gia hạn, Cục Sở hữu trí tuệ xem xét hồ sơ và thực hiện các thủ tục sau đây:

- Trường hợp hồ sơ hợp lệ, ra quyết định gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào văn bằng bảo hộ (nếu có yêu cầu), đăng bạ và công bố quyết định gia hạn hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu trên Công báo Sở hữu công nghiệp trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày ra quyết định;

- Ra thông báo dự định từ chối gia hạn, có nêu rõ lý do và ấn định thời hạn 02 tháng kể từ ngày ra thông báo để người yêu cầu sửa chữa thiếu sót hoặc có ý kiến phản đối nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Hồ sơ yêu cầu gia hạn không hợp lệ hoặc được nộp không đúng thủ tục quy định;

+ Người yêu cầu gia hạn không phải là chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tương ứng.

Nếu kết thúc thời hạn đã ấn định mà người yêu cầu không sửa chữa thiếu sót hoặc sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu, không có ý kiến phản đối hoặc có ý kiến phản đối nhưng không xác đáng thì Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối gia hạn hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

 

- Sau khi thủ tục gia hạn đã hoàn tất, trường hợp chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu yêu cầu Cục Sở hữu Trí tuệ ghi nhận quyết định gia hạn hiệu lực vào văn bằng bảo hộ, chủ văn bằng bảo hộ phải thực hiện thủ tục sửa đổi văn bằng bảo hộ và nộp phí, lệ phí theo quy định.

#5: Phí, lệ phí:

Lệ phí gia hạn: 100.000 đồng/nhóm.

Phí gia hạn muộn: 10% lệ phí gia hạn cho mỗi tháng nộp muộn.

Phí thẩm định: 160.000 đồng/văn bằng.

Phí sử dụng: 700.000 đồng/nhóm.

Phí công bố quyết định: 120.000 đồng/đơn.

Phí đăng bạ quyết định: 120.000 đồng/văn bằng.

Như vậy: Tổng lệ phí gia hạn nhãn hiệu sẽ là 1.200.000 VND/01 nhãn hiệu/01 nhóm

12. BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ

# 1: Quy trình thực hiện bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Bước 1: Thu thập và lưu giữ các bằng chứng về hành vi sử dụng nhãn hiệu trái phép của người vi phạm, như hình ảnh, video, tài liệu quảng cáo, biên lai mua bán, hoặc bất kỳ thông tin nào có thể chứng minh rằng người vi phạm đã sử dụng nhãn hiệu của bạn mà không có sự đồng ý của bạn.

Bước 2: Gửi thư thông báo vi phạm quyền sở hữu trí tuệ cho người vi phạm, trong đó nêu rõ quyền của bạn đối với nhãn hiệu, các bằng chứng về hành vi sử dụng nhãn hiệu trái phép của họ, và các yêu cầu cụ thể để giải quyết vấn đề.

Bạn nên gửi thư đảm bảo đường bưu điện và email để có thể chứng minh được rằng bạn đã gửi và họ đã nhận được thư.

Bạn cũng nên đặt một thời hạn cho họ để trả lời và tuân thủ các yêu cầu của bạn.

Bước 3: Nếu người vi phạm không trả lời hoặc từ chối các yêu cầu của bạn, bạn có thể tìm kiếm sự trợ giúp của đơn vị chuyên về sở hữu trí tuệ hoặc Luật sư chuyên về sở hữu trí tuệ để bảo vệ quyền và lợi ích của mình.

Họ có thể giúp bạn soạn thảo các văn bản pháp lý, đàm phán với người vi phạm, hoặc khởi kiện ra tòa án nếu cần thiết.

Họ cũng có thể giúp bạn gửi đơn đến cơ quan nhà nước để tịch thu hàng hóa vi phạm với cơ quan có thẩm quyền hoặc khởi kiện ra Tòa án.

#2: Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ:

Biện pháp hành chính

Xử lý vi phạm hành chính đối với nhãn hiệu là quá trình mà cơ quan Nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp để xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Theo quy định tại Nghị định 99/2013/NĐ-CP, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu có thể bị xử phạt hành chính với mức phạt như sau:

Đối với cá nhân: Mức phạt tối đa là 250 triệu đồng.

Đối với tổ chức, pháp nhân: Mức phạt tối đa là 500 triệu đồng.

thanh tra bộ khoa học công nghệ - xâm phạm nhãn hiệu

Khi xử lý hành chính, tùy vào hành vi xâm phạm mà cơ quan có thẩm quyền xử phạt cảnh cáo hay phạt tiền và áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung, khắc phục.

Ngoài các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, tổ chức, cá nhân xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu còn có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như:

+ Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa, phương tiện kinh doanh.

+ Buộc tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm nếu không loại bỏ được yếu tố vi phạm; tem, nhãn, bao bì, vật phẩm vi phạm đối với hành vi vi phạm;

+ Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hàng hóa quá cảnh xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp;

+ Buộc thay đổi tên doanh nghiệp, loại bỏ yếu tố vi phạm trong tên doanh nghiệp đối với hành vi vi phạm;

+ Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi;

+ Buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và đáp ứng các điều kiện khác theo quy định của Chính phủ.

Chi tiết về mức phạt cho từng hành vi vi phạm được quy định tại Điều 11, Nghị định 99/2013/NĐ-CP.

Biện pháp dân sự

Biện pháp này được áp dụng để xử lí hành vi xâm phạm theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra, kể cả khi hành vi đó đã hoặc đang bị xử lý bằng biện pháp hành chính hoặc biện pháp hình sự.

Bản án xâm phạm nhãn hiệu - loại án dân sự

Theo Điều 202, Luật Sở hữu trí tuệ, tổ chức hoặc cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu có thể bị xử lý dân sự thông qua các biện pháp sau:

+ Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm: Ngừng sử dụng hoặc sản xuất hàng hóa/dịch vụ vi phạm.

+ Buộc xin lỗi và cải chính công khai: Để khôi phục uy tín của chủ sở hữu nhãn hiệu.

+ Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự: Thực hiện đúng các nghĩa vụ đã cam kết hoặc khắc phục hậu quả.

+ Buộc bồi thường thiệt hại: Bao gồm thiệt hại vật chất (doanh thu bị mất, chi phí xử lý vi phạm) và thiệt hại tinh thần.

+ Buộc tiêu hủy hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại: đối với hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ. Các hàng hóa vi phạm phải được xử lý để không gây ảnh hưởng đến quyền lợi của chủ sở hữu.

Biện pháp này mang tính chất dân sự và có thể xử lý triệt để hành vi xâm phạm.

Biện pháp hình sự

Khi hành vi xâm phạm nhãn hiệu là hành vi nguy hiểm cho xã hội, cấu thành tội phạm thì tổ chức hoặc cá nhân vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự.

Bản án xâm phạm nhãn hiệu - loại án hình sự

Hành vi xâm phạm nghiêm trọng quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu có thể bị xử lý hình sự theo Điều 226, Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017cải tạo không giam giữ tối đa 03 năm.

Trong trường hợp vi phạm nghiêm trọng hơn, hình phạt có thể gia tăng theo quy định của pháp luật.

Việc áp dụng biện pháp hình sự sẽ chấm dứt hành vi vi phạm và có tác dụng răn đe.

Biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ

Các biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ theo Điều 216 của Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm:  

- Tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, được tiến hành trong các trường hợp sau đây:

+ Theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ nhằm thu thập thông tin, chứng cứ về lô hàng để chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thực hiện quyền yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền và yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc các biện pháp ngăn chặn, bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính;

+ Cơ quan hải quan chủ động thực hiện nếu trong quá trình thực hiện kiểm tra, giám sát và kiểm soát phát hiện căn cứ rõ ràng để nghi ngờ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ.

- Kiểm tra, giám sát để phát hiện hàng hoá có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, là biện pháp được tiến hành theo đề nghị của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ nhằm thu thập thông tin để thực hiện quyền yêu cầu áp dụng biện pháp tạm dừng làm thủ tục hải quan.

Trong quá trình thực hiện biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, nếu phát hiện hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định tại Điều 213 của Luật Sở hữu trí tuệ thì cơ quan hải quan có quyền và có trách nhiệm áp dụng biện pháp hành chính để xử lý theo quy định tại Điều 214 của Luật Sở hữu trí tuệ.

Lưu ý: Biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu được áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và quá cảnh, không áp dụng cho hàng hóa thương mại, vật phẩm phi thương mại và hàng hóa nhập khẩu song song.

#3: Hành vi xâm phạm nhãn hiệu

Các hành vi sau đây được thực hiện mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu thì bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu theo Khoản 1 Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ:

- Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng với hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó;

- Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;

- Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;

- Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hoá, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hoá, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.

Xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu SAIGON

Ngoài ra, các hành vi xâm phạm tới quyền đối với nhãn hiệu còn được quy định tại Điều 11 nghị định 99/2013/NĐ-CP như:

- Bán; chào hàng; vận chuyển, kể cả quá cảnh; tàng trữ; trưng bày để bán hàng hóa, dịch vụ xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp;

- Đặt hàng, giao việc, thuê người khác thực hiện hành vi ở điểm trên.

- Thiết kế, chế tạo, gia công, lắp ráp, chế biến, đóng gói hàng hóa mang dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu;

- In, dán, đính, đúc, dập khuôn hoặc bằng hình thức khác tem, nhãn, vật phẩm khác mang dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu;

- Nhập khẩu hàng hóa mang dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu;

#4: Thẩm quyền xử lý vi phạm về sở hữu trí tuệ

- Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình; các cơ quan Toà án, Thanh tra, Quản lý thị trường, Hải quan, Công an, Uỷ ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

-  Việc áp dụng biện pháp dân sự; hình sự thuộc thẩm quyền của Toà án. Trong trường hợp cần thiết,  Tòa án có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật.

- Việc áp dụng biện pháp hành chính thuộc thẩm quyền của các cơ quan Thanh tra, Công an, Quản lý thị trường, Hải quan, Uỷ ban nhân dân các cấp.  Trong trường hợp cần thiết, các cơ quan này có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.

- Việc áp dụng biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ thuộc thẩm quyền của cơ quan hải quan.

13. NHỮNG TÌNH HUỐNG ĐẶC BIỆT KHI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

#1: Sửa đổi đơn đăng ký nhãn hiệu.

Thời điểm sửa đổi:

Bạn có thể sửa đổi trước khi Cục Sở hữu trí tuệ ra các quyết định từ chối hoặc cấp văn bằng bảo hộ.

Hồ sơ sửa đổi gồm:

Tờ khai yêu cầu sửa đổi (Mẫu số 04 Phụ lục II Nghị định 65/2023/NĐ-CP)

- Tờ khai yêu cầu sửa đổi (Mẫu số 04 Phụ lục II Nghị định 65/2023/NĐ-CP).

- Tài liệu pháp lý chứng minh việc sửa đổi: Riêng đối với yêu cầu sửa đổi nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu, bạn phải nộp bản tài liệu tương ứng đã được sửa đổi kèm  theo bản chi tiết nội dung sửa đổi so với bản tài liệu ban đầu đã nộp, cụ thể: 05 mẫu nhãn hiệu, danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu. Đồng thời, việc sửa đổi không được mở rộng phạm vi (khối lượng) bảo hộ đã được bộc lộ nêu trong đơn;

- Giấy ủy quyền (nếu có đại diện sở hữu công nghiệp).

- Phí, lệ phí:

+ Phí thẩm định yêu cầu sửa đổi đơn (160.000VNĐ/01 nội dung yêu cầu sửa đổi), + Phí công bố (120.000VNĐ/01 đơn yêu cầu sửa đổi trong trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu đã có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ).

Lưu ý: Nếu sửa đổi sau khi có thông báo cấp văn bằng và liên quan đến mẫu nhãn hiệu hoặc danh mục, quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận đơn phải thẩm định lại với phí 550.000 VNĐ/nhóm.

Thời gian thẩm định: 02 tháng.

#2: Chuyển nhượng đơn đăng ký nhãn hiệu

Thời điểm chuyển nhượng:

Trước khi Cục Sở hữu trí tuệ ra các quyết định từ chối hoặc cấp văn bằng bảo hộ, bạn có thể yêu cầu thay đổi chủ đơn do chuyển nhượng.

Hồ sơ chuyển nhượng gồm:

Tờ khai yêu cầu ghi nhận chuyển nhượng (Mẫu số 05 Phụ lục II Nghị định 65/2023/NĐ-CP)

-Tờ khai yêu cầu ghi nhận chuyển nhượng (Mẫu số 05 Phụ lục II Nghị định 65/2023/NĐ-CP).

- Tài liệu chuyển nhượng: Ghi rõ thông tin của bên chuyển và nhận, số đơn đăng ký.

- Giấy ủy quyền (nếu nộp qua đại diện sở hữu công nghiệp).

- Phí, lệ phí:

+ Phí thẩm định: 160.000 VNĐ/đơn, và

+ Phí công bố 120.000 VNĐ (nếu đơn đã được chấp nhận hợp lệ).

Lưu ý: Nếu chuyển nhượng sau thông báo cấp văn bằng, cần thẩm định lại với phí 550.000 VNĐ/nhóm sản phẩm/dịch vụ.

Thời gian xử lý: 02 tháng.

#3: Tách đơn đăng ký nhãn hiệu

Thời điểm tách đơn:

Trước khi Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối hoặc cấp văn bằng bảo hộ, chủ đơn có thể yêu cầu tách đơn. Đơn tách sẽ được cấp số đơn mới và giữ nguyên ngày nộp của đơn gốc hoặc ngày ưu tiên (nếu có).

Hồ sơ tách đơn gồm:

- Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (Mẫu số 08 Phụ lục I Nghị định 65/2023/NĐ-CP), ghi rõ số đơn và ngày nộp đơn gốc.

- 05 mẫu nhãn hiệu.

- Văn bản đề nghị tách đơn.

- Giấy ủy quyền (nếu có đại diện sở hữu công nghiệp).

- Phí, lệ phí:

+ Nếu đơn gốc đã thẩm định nội dung: 150.000 VNĐ lệ phí nộp đơn và 120.000 VNĐ phí công bố.

+ Nếu tách danh mục sản phẩm, dịch vụ từ đơn chưa thẩm định nội dung: 150.000 VNĐ lệ phí nộp đơn và 120.000 VNĐ phí công bố.

Nếu tách mẫu nhãn hiệu từ đơn chưa thẩm định nội dung, phí sẽ tính như đơn mới.

Đối với đơn gốc: Cần nộp hồ sơ sửa đổi, gồm:

-Tờ khai yêu cầu sửa đổi (Mẫu số 04 Phụ lục II Nghị định 65/2023/NĐ-CP).

-Văn bản đề nghị tách đơn.

-Phí thẩm định: 160.000 VNĐ và phí công bố: 120.000 VNĐ (nếu đơn gốc đã chấp nhận hợp lệ).

Thời gian xử lý: Đơn tách sẽ được thẩm định về hình thức và tiếp tục xử lý theo các bước còn lại của đơn gốc.

14. NHỮNG TÌNH HUỐNG ĐẶC BIỆT SAU KHI CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

#1: Sửa đổi giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (GCN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU)

Thời điểm sửa đổi:

- Khi thay đổi về tên, địa chỉ của chủ văn bằng bảo hộ;

- Khi thay đổi chủ văn bằng bảo hộ (chuyển dịch quyền sở hữu do thừa kế, kế thừa, sáp nhập, chia, tách, hợp nhất, liên doanh, liên kết, thành lập pháp nhân mới của cùng chủ sở hữu, chuyển đổi hình thức kinh doanh hoặc theo quyết định của Tòa án hoặc của cơ quan có thẩm quyền khác);

- Yêu cầu ghi nhận thay đổi tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp.

- Yêu cầu thu hẹp phạm vi bảo hộ: Yêu cầu giảm bớt một hoặc một số hàng hoá, dịch vụ hoặc nhóm hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hoặc loại bỏ các chi tiết nhỏ là yếu tố bị loại trừ (không bảo hộ riêng) nhưng không làm thay đổi khả năng phân biệt của nhãn hiệu ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

Hồ sơ sửa đổi gồm:

- Tờ khai yêu cầu sửa đổi làm theo Mẫu số 06 tại Phụ lục II của Nghị định 65, trong đó nêu rõ yêu cầu ghi nhận thay đổi. Một tờ khai yêu cầu sửa đổi có thể yêu cầu sửa đổi nhiều văn bằng bảo hộ nếu có cùng nội dung sửa đổi, với điều kiện người yêu cầu phải nộp phí theo quy định đối với từng văn bằng bảo hộ;

Tờ khai yêu cầu sửa đổi làm theo Mẫu số 06 tại Phụ lục II của Nghị định 65

- Bản gốc văn bằng bảo hộ trong trường hợp văn bằng bảo hộ được cấp dưới dạng giấy;

- Tài liệu xác nhận việc thay đổi tên, địa chỉ (bản gốc hoặc bản sao có chứng thực); quyết định đổi tên, địa chỉ; giấy phép đăng ký kinh doanh có ghi nhận việc thay đổi tên, địa chỉ; các tài liệu pháp lý khác chứng minh việc thay đổi tên, địa chỉ (bản gốc hoặc bản sao có chứng thực) nếu nội dung yêu cầu sửa đổi là tên, địa chỉ;

- Tài liệu chứng minh việc chuyển dịch quyền sở hữu (tài liệu chứng minh việc thừa kế, kế thừa, sáp nhập, chia, tách, hợp nhất, liên doanh, liên kết, thành lập pháp nhân mới của cùng chủ sở hữu, chuyển đổi hình thức kinh doanh hoặc theo quyết định của Tòa án hoặc của cơ quan có thẩm quyền khác), nếu yêu cầu thay đổi chủ văn bằng bảo hộ;

- Tài liệu thuyết minh chi tiết nội dung sửa đổi;

- 05 mẫu nhãn hiệu (nếu yêu cầu sửa đổi mẫu nhãn hiệu);

- Văn bản ủy quyền (trường hợp yêu cầu được nộp thông qua đại diện);

- Phí, lệ phí:

+ Phí thẩm định yêu cầu sửa đổi GCN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU: 160.000 đồng/GCN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

+ Phí công bố Quyết định sửa đổi GCN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU: 120.000 đồng/đơn 

+ Phí đăng bạ Quyết định sửa đổi GCN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU: 120.000 đồng/GCN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

+ Phí thẩm định lại (nếu yêu cầu thu hẹp phạm vi bảo hộ): tương ứng với phí thẩm định lần đầu: 550.000 đồng/nhóm

Thời gian thẩm định: 02 tháng kể từ ngày nộp đơn

Nếu yêu cầu thu hẹp phạm vi bảo hộ, phải tiến hành thẩm định lại. Thời hạn thẩm định lại: đối với nhãn hiệu: không quá 06 tháng

 

Trường hợp phức tạp thời hạn thẩm định phải kéo dài, tuy nhiên cũng không quá thời hạn thẩm định lần đầu.

#2: Cấp lại hoặc cấp phó bản giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Thời điểm Cấp phó bản:

Khi quyền sở hữu công nghiệp thuộc sở hữu chung, Giấy chứng nhận sẽ được cấp cho chủ sở hữu đầu tiên trong danh sách.

Các chủ sở hữu chung khác có thể yêu cầu cấp phó bản và phải nộp phí dịch vụ.

Thời điểm Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu:

Khi Giấy chứng nhận bị mất, hỏng, rách, bẩn, phai mờ hoặc không sử dụng được, chủ sở hữu có thể yêu cầu cấp lại.

Hồ sơ yêu cầu cấp phó bản/cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu gồm:

- Tờ khai yêu cầu (Mẫu số 09 Phụ lục II Nghị định 65/2023/NĐ-CP).

Tờ khai cấp phó bản/cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

- 02 mẫu nhãn hiệu.

- Giấy ủy quyền (nếu nộp qua đại diện).

- Chứng từ nộp phí, lệ phí.

- Tài liệu khác (nếu cần).

- Phí, lệ phí:

Phí công bố quyết định: 120.000 đồng/đơn.

Phí đăng bạ quyết định: 120.000 đồng/văn bằng.

Thời gian xử lý: 01 tháng từ ngày nộp đơn.

#3: Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp

Thời điểm chuyển nhượng:

Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp của mình cho tổ chức, cá nhân khác. Việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản.

Hồ sơ chuyển nhượng gồm:

- Tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp, làm theo Mẫu số 01 tại Phụ lục IV của Nghị định 65;

Tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp, làm theo Mẫu số 01 tại Phụ lục IV

- 01 bản hợp đồng (bản gốc hoặc bản sao được chứng thực theo quy định); nếu hợp đồng làm bằng ngôn ngữ khác tiếng Việt thì phải kèm theo bản dịch hợp đồng ra tiếng Việt; hợp đồng có nhiều trang thì từng trang phải có chữ ký xác nhận của các bên hoặc đóng dấu giáp lai;

- Bản gốc văn bằng bảo hộ trong trường hợp văn bằng bảo hộ được cấp dưới dạng giấy;

- Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu về việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp, nếu quyền sở hữu công nghiệp tương ứng thuộc sở hữu chung;

- Văn bản ủy quyền (trường hợp yêu cầu được nộp thông qua đại diện);

- Đối với hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, ngoài các tài liệu nêu trên, cần có thêm các tài liệu sau đây:

+ Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận của Bên nhận chuyển nhượng theo quy định tại Điều 105 của Luật Sở hữu trí tuệ;

+ Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn của bên nhận chuyển nhượng đối với nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 87 của Luật Sở hữu trí tuệ.

Trong trường hợp này, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp thẩm định lại về quyền nộp đơn và quy chế sử dụng nhãn hiệu. Người nộp đơn phải nộp phí thẩm định đơn ngoài các khoản phí, lệ phí đối với hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp theo quy định.

- Phí, lệ phí:

+ Phí thẩm định hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng: 230.000 đồng/GCN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

+ Phí tra cứu nhãn hiệu liên kết phục vụ việc thẩm định hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng: 180.000 đồng/GCN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

+ Phí công bố Quyết định ghi nhận chuyển nhượng quyền SHCN: 120.000 đồng/đơn       

+ Phí đăng bạ Quyết định ghi nhận chuyển nhượng quyền SHCN: 120.000 đồng/GCN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

+ Phí thẩm định quyền nộp đơn và quy chế sử dụng NH (trường hợp chuyển nhượng nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận): 550.000 đồng/đơn

+ Lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (trường hợp chuyển nhượng một phần danh mục hàng hóa/dịch vụ mang nhãn hiệu): 120.000 đồng/GCN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

Thời gian thẩm định: 02 tháng kể từ ngày nộp đơn

Lưu ý: Mỗi hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp chỉ được ghi nhận cho một bước chuyển giao. Trường hợp đối tượng sở hữu công nghiệp được chuyển giao nhiều bước thì mỗi bước chuyển giao phải nộp một hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp riêng.

#4: Chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN

Thời điểm chuyển quyền sử dụng:

Chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN là việc chủ sở hữu cho phép tổ chức, cá nhân khác được sử dụng đối tượng SHCN thuộc phạm vi quyền sử dụng của mình.

Việc chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản.

 

Hợp đồng sử dụng đối tượng SHCN có hiệu lực theo thỏa thuận giữa các bên, nhưng chỉ có giá trị pháp lý đối với bên thứ ba khi đã được đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ.

Hồ sơ chuyển quyền sử dụng gồm:

- Tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, làm theo Mẫu số 02 tại Phụ lục IV của Nghị định này;

Tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, làm theo Mẫu số 02 tại Phụ lục IV

- 02 bản hợp đồng (bản gốc hoặc bản sao kèm theo bản gốc để đối chiếu, trừ trường hợp bản sao đã được chứng thực theo quy định); nếu hợp đồng làm bằng ngôn ngữ khác tiếng Việt thì phải kèm theo bản dịch hợp đồng ra tiếng Việt; nếu hợp đồng có nhiều trang thì từng trang phải có chữ ký xác nhận của các bên hoặc đóng dấu giáp lai;

- Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu về việc chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, nếu quyền sở hữu công nghiệp tương ứng thuộc sở hữu chung;

- Văn bản ủy quyền (trường hợp yêu cầu được nộp thông qua đại diện);

- Phí, lệ phí:

+ Lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN: 120.000 đồng/đơn

+ Phí thẩm định hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng: 230.000 đồng/GCN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

+ Phí công bố Quyết định ghi nhận chuyển quyền sử dụng: 120.000 đồng/đơn

+ Phí đăng bạ Quyết định ghi nhận chuyển quyền sử dụng: 120.000 đồng/GCN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU Thời gian thẩm định: 02 tháng kể từ ngày nộp đơn

#5: Chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ (GCN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU)

Thời điểm Chấm dứt:

- Khi Chủ văn bằng bảo hộ không nộp phí, lệ phí để duy trì hiệu lực hoặc gia hạn hiệu lực theo quy định;

- Chủ văn bằng bảo hộ tuyên bố từ bỏ quyền sở hữu công nghiệp;

- Chủ văn bằng bảo hộ không còn tồn tại hoặc chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu không còn hoạt động kinh doanh mà không có người kế thừa hợp pháp;

- Nhãn hiệu không được chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu cho phép sử dụng trong thời hạn năm năm liên tục trước ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực mà không có lý do chính đáng, trừ trường hợp việc sử dụng được bắt đầu hoặc bắt đầu lại trước ít nhất ba tháng tính đến ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực;

- Chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với nhãn hiệu tập thể không kiểm soát hoặc kiểm soát không có hiệu quả việc thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể;

- Chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với nhãn hiệu chứng nhận vi phạm quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận hoặc không kiểm soát, kiểm soát không có hiệu quả việc thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận;

- Việc sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ bởi chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc người được chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép làm cho người tiêu dùng hiểu sai lệch về bản chất, chất lượng hoặc nguồn gốc địa lý của hàng hóa hoặc dịch vụ đó;

- Nhãn hiệu được bảo hộ trở thành tên gọi thông thường của hàng hóa, dịch vụ đăng ký cho chính nhãn hiệu đó;

Thời điểm Hủy bỏ hiệu lực:

- Người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu với dụng ý xấu;

- Người nộp đơn đăng ký không có quyền đăng ký và không được người có quyền đăng ký chuyển nhượng quyền đăng ký;

- Đối tượng sở hữu công nghiệp không đáp ứng các điều kiện bảo hộ;

- Việc sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký sở hữu công nghiệp làm mở rộng phạm vi đối tượng đã bộc lộ hoặc nêu trong đơn hoặc làm thay đổi bản chất của đối tượng yêu cầu đăng ký nêu trong đơn.

Hồ Chấm dứt/ Hủy bỏ bao gồm:

- Tờ khai yêu cầu chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ theo Mẫu số 08 tại Phụ lục II của Nghị định 65;

Tờ khai yêu cầu chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ theo Mẫu số 08 tại Phụ lục II của Nghị định 65

- Chứng cứ (nếu có);

- Văn bản ủy quyền (trường hợp yêu cầu được nộp thông qua đại diện);

- Bản giải trình lý do yêu cầu (nêu rõ số văn bằng, lý do, căn cứ pháp luật, nội dung đề nghị chấm dứt, huỷ bỏ một phần hoặc toàn bộ hiệu lực văn bằng bảo hộ) và các tài liệu liên quan;

- Phí, lệ phí:

+ Lệ phí yêu cầu chấm dứt hiệu lực GCN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU: 50.000 đồng/đơn

+ Phí thẩm định yêu cầu chấm dứt hiệu lực GCN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU: 180.000 đồng/GCN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

+ Phí công bố Quyết định chấm dứt hiệu lực GCN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU: 120.000 đồng/đơn

+ Phí đăng bạ Quyết định chấm dứt hiệu lực GCN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU: 120.000 đồng/GCN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

Lưu ý: Trong một đơn có thể yêu cầu chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực một hoặc nhiều văn bằng bảo hộ nếu có cùng một lý lẽ, với điều kiện người yêu cầu phải nộp phí, lệ phí theo quy định đối với từng văn bằng bảo hộ;

Thời gian thẩm định:

- Trong trường hợp người thứ ba yêu cầu chấm dứt hoặc hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ, Cục Sở hữu Trí tuệ sẽ thông báo ý kiến của họ cho chủ văn bằng trong vòng 01 tháng. Chủ văn bằng có 02 tháng để phản hồi. Sau đó, Cục sẽ ra quyết định và thông báo trong vòng 03 tháng kể từ khi kết thúc thời hạn phản hồi hoặc nhận được ý kiến của chủ văn bằng. Nếu chủ văn bằng có ý kiến khác với người yêu cầu, thời hạn này có thể kéo dài thêm tối đa 03 tháng.

- Trong trường hợp chủ văn bằng bảo hộ tuyên bố từ bỏ quyền sở hữu công nghiệp thì thời hạn là 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu.

 

15. XỬ LÝ ĐƠN MADRID CÓ CHỈ ĐỊNH VIỆT NAM

#1: Tiếp nhận đơn

Đơn Madrid có chỉ định Việt Nam được Cục Sở hữu trí tuệ tải về qua đường dẫn trực tuyến do Văn phòng quốc tế của WIPO cung cấp.

#2: Thẩm định nội dung đơn

Sau khi nhận được thông báo của Văn phòng quốc tế về Đơn Madrid có chỉ định Việt Nam, Cục Sở hữu Trí tuệ (Cục SHTT) tiến hành thẩm định nội dung đơn như đối với đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp theo thể thức quốc gia, trừ trường hợp quy định tại các khoản 3 và 10 Điều 27 Nghị định 65.

Trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày Văn phòng quốc tế ra thông báo, Cục SHTT kết luận về khả năng bảo hộ của nhãn hiệu.

- Đối với nhãn hiệu đáp ứng các điều kiện bảo hộ theo quy định của pháp luật Việt Nam, Cục SHTT thực hiện các thủ tục sau đây:

+ Trước khi kết thúc thời hạn 12 tháng, Cục SHTT ra quyết định chấp nhận bảo hộ nhãn hiệu đăng ký quốc tế tại Việt Nam, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp (Phần Nhãn hiệu đăng ký quốc tế) và gửi cho Văn phòng quốc tế tuyên bố bảo hộ;

+ Công bố quyết định trên Công báo Sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày ra quyết định.

Công báo sở hữu công nghiệp

Phạm vi (khối lượng) bảo hộ được xác định theo nội dung yêu cầu trong đăng ký quốc tế nhãn hiệu đã được Văn phòng quốc tế ghi nhận và được cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp chấp nhận.

- Đối với nhãn hiệu có một phần hoặc toàn bộ hàng hóa, dịch vụ không đáp ứng điều kiện bảo hộ hoặc nhãn hiệu đáp ứng điều kiện bảo hộ nhưng đăng ký quốc tế còn có thiếu sót (thiếu quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, thiếu ảnh chụp hoặc hình vẽ thể hiện hình phối cảnh nhãn hiệu ba chiều v.v...), thì trước khi kết thúc thời hạn 12 tháng, Cục SHTT ra thông báo tạm thời từ chối, trong đó nêu rõ nội dung và lý do dự định từ chối và gửi thông báo đó cho Văn phòng quốc tế.

- Kể từ ngày đăng ký quốc tế nhãn hiệu được chấp nhận bảo hộ tại Việt Nam, theo yêu cầu của chủ sở hữu nhãn hiệu, Cục SHTT cấp giấy xác nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam với điều kiện người yêu cầu nộp phí, lệ phí theo quy định.

- Kể từ ngày Đơn Madrid được Văn phòng quốc tế công bố trên Công báo đến trước ngày ra quyết định chấp nhận bảo hộ, hoặc kết thúc 12 tháng kể từ ngày Văn phòng quốc tế thông báo về đơn có chỉ định Việt Nam, tùy thuộc thời điểm nào sớm hơn, nếu người thứ ba có ý kiến đối với Đơn Madrid có chỉ định Việt Nam thì ý kiến này được coi là nguồn thông tin tham khảo trong quá trình xử lý đơn.

- Trường hợp đăng ký quốc tế nhãn hiệu tại Việt Nam của chủ sở hữu nhãn hiệu là cá nhân, tổ chức thuộc thành viên của Nghị định thư Madrid bị mất hiệu lực theo quy định tại Điều 6 của Nghị định thư Madrid, người đó có quyền nộp đơn chuyển đổi cho Cục SHTt để đăng ký bảo hộ cho chính nhãn hiệu đó đối với một phần hoặc toàn bộ hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ đã được ghi nhận trong đăng ký quốc tế nhãn hiệu nhưng bị mất hiệu lực theo quy định tại Điều 9quinquies của Nghị định thư Madrid.

Đơn đăng ký nhãn hiệu chuyển đổi được chấp nhận hợp lệ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

+ Đơn được nộp trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày ghi nhận vào Sổ đăng bạ quốc tế về việc đăng ký quốc tế tương ứng bị mất hiệu lực;

 

+ Đăng ký quốc tế chưa từng là đối tượng của việc từ chối, chấm dứt hoặc hủy bỏ toàn bộ tại Việt Nam;

+ Đơn được làm theo Mẫu số 03 tại Phụ lục II của Nghị định 65 (trong đó danh mục hàng hóa, dịch vụ bằng tiếng Việt trong đơn chuyển đổi phải nhỏ hơn hoặc bằng với danh mục hàng hóa, dịch vụ bị mất hiệu lực trong đăng ký quốc tế tương ứng);

Đơn đăng ký nhãn hiệu chuyển đổi từ đăng ký quốc tế nhãn hiệu bị mất hiệu lực theo điều 9 của nghị định thư madrid

+ Đơn đáp ứng tất cả các yêu cầu khác về hình thức đối với đơn đăng ký nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam;

+ Người nộp đơn nộp đầy đủ các khoản phí, lệ phí theo quy định như đối với đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp theo thể thức quốc gia.

Đơn đăng ký nhãn hiệu chuyển đổi được ghi nhận ngày nộp đơn là ngày đăng ký quốc tế hoặc ngày chỉ định sau (trong trường hợp chỉ định sau vào Việt Nam). Trường hợp đăng ký quốc tế được hưởng quyền ưu tiên theo điều ước quốc tế, đơn đăng ký nhãn hiệu chuyển đổi được ghi nhận quyền ưu tiên tương ứng, trừ trường hợp có căn cứ để bác bỏ.

bạn phát triển bền vững.

16. TẠI SAO CẦN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU?


Tai sao cần đăng ký nhãn hiệu

Sau khi được cấp GCN đăng ký nhãn hiệu, chủ sở hữu có quyền sử dụng độc quyền nhãn hiệu, bảo vệ thương hiệu trước các hành vi xâm phạm và ngăn chặn việc sử dụng nhãn hiệu trùng lặp hoặc gây nhầm lẫn, theo Điều 198 Luật Sở hữu trí tuệ.

Bảo hộ nhãn hiệu không chỉ giúp doanh nghiệp xây dựng uy tín, tạo lợi thế cạnh tranh mà còn thu hút khách hàng, gia tăng giá trị thương hiệukhẳng định vị thế trên thị trường.

Ngoài ra, đăng ký nhãn hiệu còn giúp doanh nghiệp chuyển nhượng, cấp phép hoặc góp vốn bằng nhãn hiệu, mở rộng hợp tác với đối tác trong và ngoài nước.

Đặc biệt, nhãn hiệu có thể được sử dụng như tài sản thế chấp để vay vốn, hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường, tăng doanh thu và phát triển bền vững.

Hướng Dẫn Đăng Ký Nhãn Hiệu TOÀN DIỆN – Từ A đến Z

Tôi hy vọng bạn thấy hướng dẫn từng bước này hữu ích để đăng ký nhãn hiệu thành công và bảo vệ thương hiệu của mình một cách tốt nhất.

Bạn muốn tối ưu quy trình hơn nữa?

Hãy xem ngay hướng dẫn chi tiết của tôi với đầy đủ các mẹo thực tế, giúp bạn tăng tỷ lệ đăng ký thành công và tránh các sai lầm phổ biến.

Bạn có thể theo dõi tiến trình xử lý đơn đăng ký của mình không?

Hoàn toàn có thể! Bạn có thể tra cứu trạng thái đơn đăng ký nhãn hiệu tại https://interbra.vn/searchbrandname/index  hoặc sử dụng dịch vụ hỗ trợ của chúng tôi để cập nhật thông tin nhanh chóng.

Đừng để nhãn hiệu của bạn gặp rủi ro – hãy bắt đầu bảo vệ thương hiệu của mình ngay hôm nay!

17. KHUYẾN CÁO:

Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, cung cấp thông tin chung và không phải là ý kiến tư vấn pháp lý cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được đề cập có hiệu lực tại thời điểm đăng tải nhưng có thể thay đổi sau đó. Vì vậy, bạn nên tham khảo ý kiến luật sư trước khi áp dụng.

Nếu có thắc mắc về nội dung hoặc vấn đề sở hữu trí tuệ liên quan, vui lòng liên hệ qua email: ib@interbra.vn.

Interbra là đơn vị chuyên sâu về sở hữu trí tuệ, với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, sẵn sàng hỗ trợ các dịch vụ tư vấn liên quan. Để biết thêm chi tiết về dịch vụ, vui lòng liên hệ qua email: ib@interbra.vn.



Tác giả: Ls Hà Ngọc
Lưu Ý: Nội dung trên website này chỉ phản ánh quan điểm của Interbra và không có tính chất là lời khuyên hay dịch vụ pháp lý. Quý vị cần tìm hiểu kỹ và tham khảo ý kiến của các chuyên gia pháp lý trước khi đưa ra bất kỳ quyết định hoặc hành động nào dựa trên nội dung này.


Tag:

#interbra #nhanhieu #dangkynhanhieu

Bài Viết Mới

HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU TOÀN DIỆN TẠI VIỆT NAM 2025

Đăng ký nhãn hiệu không chỉ giúp doanh nghiệp bảo vệ thương hiệu mà còn tạo nền tảng để phát triển bền vững trên thị trường. Tại Việt Nam, quá trình này được quản lý bởi Cục Sở hữu trí tuệ (Cục SHTT). Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn từng bước cụ thể để hoàn thiện quy trình đăng ký nhãn hiệu từ A-Z.


CỤC TRƯỞNG CỤC SỞ HỮU TRÍ TUỆ giải quyết khiếu nại của Công ty cổ phần công nghệ & truyền thông FMO (lần đầu)

Ngày 02/10/2024 Cục sở hữu trí tuệ ra quyết định số 115952/QĐ-SHTT.ip về việc giải quyết khiếu nại của Công ty cổ phần công nghệ & truyền thông FMO (lần đầu) liên quán đến đơn đăng ký nhân hiệu số 4-2020-55567 ngày 31/12/2020.


CỤC SỞ HỮU TRÍ TUỆ chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 109485

Ngày 02/10/2024 Cục sở hữu trí tuệ ra quyết định số 115951/QĐ-SHTT.ip Về việc chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 109485 cấp ngày 22/9/2008 của Lovedale Corporation Pte. Ltd., 135 Cecil Street, LKN Building #10-04 Singapore-069536.