Theo dõi INTERBRA trên INTERBRA trên Google News

Hướng dẫn chi tiết cho chủ sở hữu về Quy trình xử lý vi phạm nhãn hiệu


1.     Định nghĩa vi phạm nhãn hiệu  

Theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, vi phạm nhãn hiệu là hành vi sử dụng nhãn hiệu có dấu hiệu trùng hoặc tương tự, có khả năng gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký  và việc sử dụng nhãn hiệu không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu.

2.     Các hình thức vi phạm nhãn hiệu

Vi phạm nhãn hiệu có thể xảy ra qua các hình thức sau:

Sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc liên quan;
- Sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, xuất khẩu hàng hoá mang nhãn hiệu giả hoặc nhãn hiệu gian lận;
Thay đổi, gỡ bỏ, che khuất, làm giả hoặc làm sai lệch các thông tin về nguồn gốc xuất xứ, chất lượng hoặc tính năng của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ;
- Sử dụng biểu tượng, ký tự, số liệu hay từ ngữ có thể gây hiểu lầm về nguồn gốc xuất xứ, chất lượng hoặc tính năng của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ;
- Sử dụng biểu tượng, ký tự, số liệu hay từ ngữ có thể gây ảnh hưởng đến uy tín của chủ sở hữu nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ.
- Gắn nhãn hiệu được bảo hộ lên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh; 
- Bán, chào bán, quảng cáo để bán, trưng bày để bán, tàng trữ để bán, vận chuyển hàng hóa mang nhãn hiệu được bảo hộ; 
- Nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ
- Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng với hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó; 
- Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ; 
- Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ; 
- Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hoá, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hoá, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.


3. Quy trình xử lý vi phạm nhãn hiệu sẽ được thực hiện theo các bước sau đây:  

Bước 1: Điều tra xác minh, thu thập chứng cứ về hành vi xâm phạm nhãn hiệu  

Bước này là bước quan trọng để xác định phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu và đối tượng nghi ngờ xâm phạm nhãn hiệu là đối tượng nào, có thiệt hại xảy ra hay không?

Các hoạt động cần thực hiện trong bước này gồm:

- Xác minh phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu đã được bảo hộ: Xác định chủ thể sở hữu nhãn hiệu là ai (Giấy chứng nhận đăng ký quyền sở hữu trí tuệ, giấy tờ thể hiện đang được cơ quan chức năng xem xét cấp văn bằng bảo hộ cho đối tượng sở hữu trí tuệ,….)

- Xác minh hành vi nghi ngờ vi phạm nhãn hiệu:  Thu thập thông tin xâm phạm nhãn hiệu qua các hành vi quảng cáo, sản xuất kinh doanh trên thị trường (phù hợp phạm vi lãnh thổ đăng ký bảo hộ). 

- Xác minh thông tin nhãn hiệu có dấu hiệu xâm phạm.

- Xác minh vấn đề thiệt hại do hành vi vi phạm nhãn hiệu gây ra.


Bước 2: Giám định hành vi xâm phạm tại Viên khoa học sở hữu trí tuệ  

Giám định là bước không bắt buộc, nhưng kết luận giám định lại là tài liệu quan trọng trong quá trình xử lý vi phạm nhãn hiệu và được coi là nguồn chứng cứ để các cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc. Do đó, giám định sở hữu trí tuệ là bước nên thực hiện trước khi tiến hành xử lý hàng vi xâm phạm nhãn hiệu chính thức.

Giám định nhãn hiệu bao gồm các nội dung sau đây:

-  Xác định tình trạng pháp lý, khả năng bảo hộ nhãn hiệu, phạm vi quyền đối với nhãn hiệu được bảo hộ;

- Xác định các chứng cứ để tính mức độ thiệt hại;

- Xác định yếu tố xâm phạm quyền, sản phẩm/dịch vụ xâm phạm, yếu tố là căn cứ để xác định giá trị nhãn hiệu được bảo hộ, đối tượng xâm phạm;

-  Xác định khả năng chứng minh tư cách chủ thể quyền, chứng minh xâm phạm, hàng hoá xâm phạm hoặc khả năng chứng minh ngược lại của các tài liệu, chứng cứ được sử dụng trong vụ tranh chấp hoặc xâm phạm;

- Các tình tiết khác của vụ tranh chấp, xâm phạm cần làm rõ.

Hồ sơ yêu cầu giám định xâm phạm bao gồm

- Tờ khai theo mẫu; 

- Giấy ủy quyền (nếu có); 

-  Tài liệu chứng minh quyền của chủ thể quyền (bản sao chứng thực hoặc có xác nhận của Cục SHTT Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu); 

- Tài liệu chứng minh hành vi xâm phạm của bên bị nghi ngờ: Tài liệu mô tả, ảnh chụp, bản vẽ, hợp đồng giao dịch, tài liệu quảng cáo…, vật phẩm, sản phẩm, hàng hóa, bao bì … có chứa nhãn hiệu. 

- Thời hạn để giám định thường nằm trong khoảng từ 7 đến 30 ngày làm việc. Chi phí giám định (bao gồm phí dịch vụ và lệ phí chính thức) tùy theo vụ việc và thời gian yêu cầu giám định.

Bước 3: Cảnh báo bên có hành vi vi phạm nhãn hiệu  

Sau khi chúng ta đã có kết quả giám định từ Viện khoa học sở hữu trí tuệ và chắc chắn rằng nhãn hiệu đã bị xâm phạm. Bạn có thể gửi văn bản đến bên có hành vi vi phạm nhãn hiệu và yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm, thu hồi, tiêu hủy hàng hoá và các phương tiện kinh doanh mang dấu hiệu xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại.

Bước 4: Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm nhãn hiệu bằng biện pháp hành chính   

Khi không thể yêu cầu chấm dứt hành vi xâm phạm bằng biện pháp đàm phán yêu cầu chấm dứt hành vi xâm phạm được thì chúng ta có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm của bên vi phạm bằng biện pháp hành chính

Bên vi phạm có thể bị phạt tiền đến 500 triệu đồng tùy theo loại hình và mức độ của hành vi vi phạm

Bước 5: Khởi kiện ra Tòa án bằng biện pháp dân sự  

 Khi đã áp dụng biện pháp hành chính mà bên vi phạm vẫn không chấp dứt hành vi vi phạm hoặc không thực hiện bồi thường thiệt hại thì Bạn có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án giải quyết. Tòa án có thẩm quyền xử lý vi phạm nhãn hiệu buộc bên xâm phạm thực hiện việc: Chấm dứt hành vi xâm phạm; Xin lỗi, cải chính công khai; Thực hiện nghĩa vụ dân sự; Bồi thường thiệt hại; Tiêu hủy; phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại.

Bước 6: Khởi kiện ra Tòa án bằng biện pháp hình sự  

Trường hợp bên có hành vi vi phạm nhãn hiệu có dấu hiệu của tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp theo quy định tại Điều 226 Bộ luật Hình sự 2015 mà đối tượng là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

Hy vọng bài viết của Interbra sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Quy trình xử lý vi phạm nhãn hiệu. Nếu Bạn đang có nhu cầu xử lý vi phạm nhãn hiệu hãy liên hệ ngay với Interbra để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí. Với đội ngũ luật sư, chuyên gia và nhân viên có trên 10 năm kinh nghiệm, uy tín và chuyên môn cao, Interbra đã giúp hơn 1500 khách hàng xử lý thành công nhãn hiệu. Interbra luôn sẵn sàng phục vụ Bạn với phương châm: Uy tín - Chất lượng - Hiệu quả.

Hãy gọi ngay cho chúng tôi qua số điện thoại/zalo 0938951939 hoặc email ib@interbra.vn. Interbra luôn sẵn sàng phục vụ bạn!


INTERBRA - Đơn vị dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp về sở hữu trí tuệ.

------------------------------

📢Hãy liên hệ với INTERBRA để được tư vấn miễn phí và nhanh chóng.

📢Đừng bỏ lỡ cơ hội để bảo vệ thương hiệu của bạn.

📢Hãy đăng ký nhãn hiệu ngay hôm nay!

------------------------------

CÔNG TY TNHH TRÍ TUỆ INTERBRA

🏡Số 8 Đường Số 6, KDC Cityland Park Hills, P.10, Q.Gò Vấp, TP.HCM

📧ib@interbra.vn

🌐interbra.vn

📌Fanpage: https://www.facebook.com/interbra.vn/


Tác giả: Hà Ngọc
Lưu Ý: Nội dung trên website này chỉ phản ánh quan điểm của Interbra và không có tính chất là lời khuyên hay dịch vụ pháp lý. Quý vị cần tìm hiểu kỹ và tham khảo ý kiến của các chuyên gia pháp lý trước khi đưa ra bất kỳ quyết định hoặc hành động nào dựa trên nội dung này.


Tag:

#interbra #nhanhieu #xamphamnhanhieu #viphamnhanhieu #quytrinhxulyvipham

Bài Viết Mới

CỤC TRƯỞNG CỤC SỞ HỮU TRÍ TUỆ giải quyết khiếu nại của Công ty cổ phần công nghệ & truyền thông FMO (lần đầu)

Ngày 02/10/2024 Cục sở hữu trí tuệ ra quyết định số 115952/QĐ-SHTT.ip về việc giải quyết khiếu nại của Công ty cổ phần công nghệ & truyền thông FMO (lần đầu) liên quán đến đơn đăng ký nhân hiệu số 4-2020-55567 ngày 31/12/2020.



CỤC SỞ HỮU TRÍ TUỆ chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 109485

Ngày 02/10/2024 Cục sở hữu trí tuệ ra quyết định số 115951/QĐ-SHTT.ip Về việc chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 109485 cấp ngày 22/9/2008 của Lovedale Corporation Pte. Ltd., 135 Cecil Street, LKN Building #10-04 Singapore-069536.



Hướng Dẫn Tra Cứu Nhãn Hiệu Thành Công

Bạn đang chuẩn bị đăng ký nhãn hiệu nhưng không biết bắt đầu từ đâu? Việc tra cứu nhãn hiệu là bước đầu tiên vô cùng quan trọng giúp bạn kiểm tra khả năng bảo hộ, tránh bị từ chối và tiết kiệm thời gian, chi phí sửa đổi. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách tra cứu nhãn hiệu đơn giản, chính xác, và hiệu quả nhất để đảm bảo thương hiệu của bạn có cơ hội đăng ký thành công cao nhất.