Bạn có biết rằng
tên doanh nghiệp (DN) của Bạn có thể vi phạm quyền sở hữu công nghiệp của người
khác nếu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu đã được đăng ký và bảo hộ? Bạn có thể
bị khởi kiện, yêu cầu đổi tên và bồi thường thiệt hại nếu không tuân thủ quy
định của pháp luật. Để tránh những rắc rối này, Bạn cần biết cách đánh giá khả
năng phân biệt của tên DN và nhãn hiệu, cũng như cách tra cứu nhãn hiệu, đăng
ký nhãn hiệu và bảo vệ nhãn hiệu một cách hợp pháp.
Trong bài viết
này, chúng tôi sẽ giới thiệu với Bạn một số điểm cần lưu ý khi đặt tên DN và so
sánh với nhãn hiệu, cũng như một số trường hợp thực tiễn về tranh chấp giữa tên
DN và nhãn hiệu để Bạn lưu tâm và tránh những rắc rối không đáng có.
Theo quy định tại
Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2020, tên DN gồm hai thành phần: loại hình DN và tên
riêng. Ví dụ: Công ty TNHH Trí Tuệ Interbra = loại hình DN là “công ty TNHH” +
tên riêng là “Trí Tuệ Interbra”.
Khi đăng ký thành
lập DN, Bạn phải tự khai và tự chịu trách nhiệm về sự hợp pháp của tên DN mà Bạn
đặt. Sở Kế Hoạch Đầu Tư chỉ từ chối khi: chữ viết và cách đọc hoàn toàn giống,
đọc giống, trùng tên riêng, tên riêng chỉ thêm có chữ Tân, chữ Mới, Miền Đông,
Miền Tây, số thứ tự… Ví dụ: đã có Công ty TNHH Trí Tuệ Interbra thì không được
đặt Công ty Cổ phần Trí Tuệ Interbra, Công ty TNHH Tân Trí Tuệ Interbra …hoặc
vi phạm quy định tại Điều 38 Luật Doanh nghiệp 2020 về những điều cấm trong đặt
tên doanh nghiệp.
Do đó, việc được
Sở kế hoạch đầu tư cho phép thành lập DN với một tên nào đó không có nghĩa là Bạn
đã được bảo hộ nhãn hiệu và đương nhiên được quyền sử dụng hợp pháp cho tên
nhãn hiệu đó, việc
được cấp giấy phép thành lập DN chỉ có nghĩa là Bạn đã được công nhận quyền hợp
pháp kinh doanh, chứ không đảm bảo Bạn không vi phạm nhãn hiệu của người khác.
Bạn vẫn có thể bị cảnh báo xâm phạm, thậm chí khởi kiện nếu tên DN của Bạn vi
phạm quyền sở hữu công nghiệp của người khác theo quy định tại Luật Sở hữu trí
tuệ hiện hành.
Do đó, trước khi đặt
tên cho doanh nghiệp và tiến hành đăng ký giấy phép kinh doanh để tránh đặt tên
trùng hoặc đặt tên gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được bảo hộ của người khác DN
cần tham khảo các nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý ở cơ sở dữ liệu của Cục Sở hữu trí
tuệ Việt Nam hoặc của Interbra.vn để tránh vi phạm quyền sở hữu công nghiệp của
người khác.
Nếu Bạn vi phạm
quyền sở hữu công nghiệp của người khác bằng cách sử dụng tên DN trùng hoặc
tương tự với nhãn hiệu đã được bảo hộ, Bạn có thể bị kiện ra tòa và yêu cầu đổi
tên và bồi thường thiệt hại. Dưới đây là một số trường hợp thực tiễn về tranh
chấp giữa tên DN và nhãn hiệu:
Trường hợp 1:
Công ty TNHH Phúc
Sinh đã kiện Công ty Cổ phần Thương mại Xuất nhập khẩu Nông sản Phúc Sinh (gọi
tắt là Nông sản Phúc Sinh) vì cho rằng công ty này có dùng chữ “Phúc Sinh”.
Hai công ty này
có đăng ký nhiều ngành nghề kinh doanh giống nhau. Đặc biệt, Công ty TNHH Phúc
Sinh đã đăng ký độc quyền nhãn hiệu “Phúc Sinh” trước đó.
Khi giải quyết
tranh chấp, tòa cho rằng “việc trùng lặp thành phần tên riêng Phúc Sinh trong
tên của hai bên đã gây ra sự nhầm lẫn cho khách hàng trong cùng ngành nghề dịch
vụ kinh doanh”. Vì vậy, tòa yêu cầu Nông sản Phúc Sinh phải đổi tên công ty sao
cho không còn chữ Phúc Sinh nữa.
Trường hợp 2:
Công ty TNHH
Secom Việt Nam cho rằng Công ty TNHH Se Com (thành lập sau) đã dùng tên tương
tự với tên của mình.
Tuy nhiên, Se Com
cho rằng DN mình được thành lập đúng quy định, tên này đã được cơ quan cấp phép
kinh doanh chấp thuận.
Khi xử sơ thẩm vụ
tranh chấp này, tòa sơ thẩm cho rằng tên “Công ty TNHH Se Com” tuy có tương tự
đến mức gây nhầm lẫn với tên “Công ty TNHH Secom Việt Nam” nhưng hai công ty có
lĩnh vực kinh doanh khác nhau.
Secom Việt Nam
thì có các dịch vụ tư vấn về thiết bị an toàn, còn Se Com thì lắp đặt, sửa
chữa, bảo trì, mua bán thiết bị PCCC, camera quan sát, thiết bị báo động-báo
cháy.
Vì vậy, tòa sơ
thẩm cho rằng tên Se Com không vi phạm tên của Secom Việt Nam.
Tuy nhiên, Secom
Việt Nam kháng cáo. Tòa phúc thẩm đã trưng cầu giám định và Viện Khoa học Sở
hữu trí tuệ kết luận là hai ngành nghề này tương tự nhau. Vì vậy, tòa phúc thẩm
xử rằng tên của Se Com vi phạm tên của Secom Việt Nam, buộc Se Com phải chấm
dứt dùng tên “Công ty TNHH Se Com” và tên viết tắt “Secom Co., Ltd.”, đồng thời
bồi thường cho Secom Việt Nam 100 triệu đồng chi phí thuê luật sư theo đuổi vụ
kiện này.
Nếu Bạn không tự
giác đi đăng ký đổi tên theo bản án tòa xử thì bên thắng kiện có thể nộp đơn
yêu cầu thi hành án. Đổi tên DN là việc có khả năng làm được. Nếu DN không thi
hành án thì có thể xử lý hình sự chủ DN theo tội không thi hành án.
Theo quy định tại
Điều 318 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi năm 2017), người có nghĩa vụ thi hành án
mà cố ý không thi hành hoặc thi hành sai quyết định của toà án hoặc quyết định
của cơ quan thi hành án dân sự, quyết định của cơ quan thi hành án hành chính
về các biện pháp khôi phục lại trạng thái ban đầu hoặc các biện pháp khác để
bảo đảm thi hành án dân sự, thi hành án hành chính, nếu gây thiệt hại nghiêm
trọng hoặc ảnh hưởng xấu đến hoạt động của toà án hoặc cơ quan thi hành án thì
bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam
giữ từ 12 tháng đến 36 tháng.
Hy vọng bài viết
này sẽ giúp Bạn có thêm kiến thức và kỹ năng trong việc đặt tên DN và so sánh
với nhãn hiệu, cũng như cách tra cứu nhãn hiệu,
đăng ký nhãn hiệu và bảo vệ nhãn hiệu một cách hợp pháp.
Hãy gọi ngay cho chúng tôi qua số điện thoại/zalo 0938951939 hoặc email ib@interbra.vn. Interbra luôn sẵn sàng phục vụ bạn!
INTERBRA - Đơn vị dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp về sở hữu trí tuệ.
------------------------------
📢Hãy liên hệ với INTERBRA để được tư vấn miễn phí và nhanh chóng.
📢Đừng bỏ lỡ cơ hội để bảo vệ thương hiệu của bạn.
📢Hãy đăng ký nhãn hiệu ngay hôm nay!
------------------------------
CÔNG TY TNHH TRÍ TUỆ INTERBRA
🏡Số 8 Đường Số 6, KDC Cityland Park Hills, P.10, Q.Gò Vấp, TP.HCM
📧ib@interbra.vn
🌐interbra.vn
📌Fanpage: https://www.facebook.com/interbra.vn/
#interbra #nhanhieu #tracuunhanhieu