You are using an outdated browser. For a faster, safer browsing experience, upgrade for free today.


Theo dõi INTERBRA trên INTERBRA trên Google News

Làm sao biết nhãn hiệu của bạn có bị trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu khác hay không?


Bạn có một ý tưởng tuyệt vời cho sản phẩm hoặc dịch vụ mới bạn và đang lựa chọn cho nó một cái tên phù hợp, thu hút được người tiêu dùng quan tâm. Bạn đã nghiên cứu kỹ lưỡng, chắc chắn rằng nhãn hiệu đó chưa có ai sử dụng trên thị trường và đã chuẩn bị hồ sơ tiến hành nộp đơn đăng ký nhãn hiệu. Nhưng liệu bạn có biết rằng nhãn hiệu của bạn có thể bị từ hay không?

Một trong những điều kiện quan trọng để nhãn hiệu của bạn được bảo hộ theo pháp luật là không trùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu khác đã được đăng ký hoặc bảo hộ trước đó cho các sản phẩm hoặc dịch vụ trùng hoặc tương tự trước đó. Vậy làm thế nào để kiểm tra xem nhãn hiệu của bạn có bị trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn hay không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này.

Để đánh giá sự trùng hoặc tương tự giữa hai nhãn hiệu, chúng ta cần so sánh cả về mặt hình thức và nội dung của chúng, cũng như về mặt tính liên quan của các sản phẩm hoặc dịch vụ đi kèm.



1.Về mặt hình thức và nội dung

1.1.Nhãn hiệu trùng nhau:

 Một dấu hiệu bị coi là trùng với nhãn hiệu đối chứng nếu dấu hiệu đó có cùng cấu tạo, cách trình bày (kể cả màu sắc).

Nhãn hiệu dự định đăng ký

Nhãn hiệu đối chứng



 

1.2. Nhãn hiệu tương tự đến mức gây nhầm lẫn:

 Một dấu hiệu bị coi là tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ nếu có một số đặc điểm hoàn toàn trùng nhau hoặc tương tự đến mức không dễ dàng phân biệt về cấu tạo, cách phát âm, phiên âm đối với dấu hiệu, chữ, ý nghĩa, cách trình bày, màu sắc và gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu, cụ thể như sau:


a. Phát âm

Phát âm tương tự là cách phát âm phải gần giống với nhãn hiệu đối chứng đến mức làm cho người tiêu dùng tưởng lầm rằng hai đối tượng đó là một hoặc đối tượng này là biến thể của đối tượng kia hoặc hai đối tượng đó có cùng một nguồn gốc.

Nhãn hiệu dự định đăng ký

Nhãn hiệu đối chứng

Tob

Tobs

KUMA

CUMA

 

Trường hợp có cách viết khác nhau, nhưng do cách phát âm theo một trong những ngôn ngữ phổ biến ở Việt Nam giống nhau thì vẫn có thể gây ra sự tương tự.

Nhãn hiệu dự định đăng ký

Nhãn hiệu đối chứng

SUNSEAT

SUNSEET

Thanh Liêm

Thanh Lim

 



b. Cấu trúc

Cấu trúc từ có khác nhau nhưng chỉ thêm vào phụ âm hoặc nguyên âm tương tự thì khả năng tương tự là cao.

Nhãn hiệu dự định đăng ký

Nhãn hiệu đối chứng

 KUMA

 AKUMA

EVIT

ENVIT

 

Trường hợp cấu trúc từ tương tự gây nhầm lẫn và dùng thêm gạch ngang (-) giữa các thành phần thì thường tương tự gây nhầm lẫn về kết cấu chữ và phát âm rất cao.

Nhãn hiệu dự định đăng ký

Nhãn hiệu đối chứng

Interbra

Inter-bra

Interbra

Interb-ra

 



c. Ý nghĩa

·         Nhãn hiệu dự định đăng ký gần giống với nhãn hiệu đối chứng về ý nghĩa (nội dung) và đến mức làm cho người tiêu dùng tưởng lầm rằng hai đối tượng đó là một hoặc đối tượng này là biến thể của đối tượng kia hoặc hai đối tượng đó có cùng một nguồn gốc.

Nhãn hiệu dự định đăng ký

Nhãn hiệu đối chứng

Hình mặt trời mọc lên khỏi mặt biển có các tia sáng hình sin

Hình mặt trời mọc lên khỏi mặt đất có các tia sáng thẳng (cách trình bày khác nhau nhưng đều chung một ý nghĩa là mặt trời mọc).

 

 

·         Nhãn hiệu dự định đăng ký có thể tương tự với một dấu hiệu hình (hoặc ngược lại) nếu chúng giống nhau về ý nghĩa cụ thể với điều kiện là các sản phẩm mang nhãn hiệu hoàn toàn trùng nhau.

Nhãn hiệu dự định đăng ký

Nhãn hiệu đối chứng



Bạch mã

Hình con ngựa trắng


 

·         Hai dấu hiệu hình cùng thể hiện một ý nghĩa cụ thể như nhau và có cách thể hiện tương tự nhưng với số lượng khác nhau thì bị coi là tương tự gây nhầm lẫn.

Nhãn hiệu dự định đăng ký

Nhãn hiệu đối chứng

Hình một con ngựa

Nhiều con ngựa

Hình một bông hoa

Hình một khóm hoa

 



2. Về mặt tính liên quan của các sản phẩm hoặc dịch vụ  

Hai sản phẩm hoặc hai dịch vụ được coi là trùng khi chúng thuộc cùng một chủng loại (ví dụ: ô tô và xe máy; dịch vụ nhà hàng ăn uống và dịch vụ cửa hàng ăn uống…).

- Có cùng bản chất (thành phần, cấu tạo…) hoặc cùng chức năng, mục đích sử dụng. Ví dụ: quần áo và giày dép; mỹ phẩm và kem trang điểm…

- Có bản chất gần giống nhau và cùng chức năng, mục đích sử dụng. Ví dụ: gạo và miến; rượu và bia; vải vóc và quần áo….

Hai sản phẩm hoặc hai dịch vụ được coi là tương tự khi chúng có một trong các điểm sau:

- Tương tự nhau về bản chất. Ví dụ: ca cao và sô cô la; bánh và kẹo…

- Tương tự nhau về chức năng, mục đích sử dụng. Ví dụ: dịch vụ bệnh viện và dịch vụ mua bán dược phẩm…

- Được đưa ra thị trường theo cùng một kênh thương mại (tức là các sản phẩm, dịch vụ này được phân phối theo cùng một phương thức, được bán cùng nhau hoặc cạnh nhau, trong cùng một loại cửa hàng…) hoặc được dùng cùng nhau. Ví dụ: nước mắm, nước tương, mì, miến, gạo; mỹ phẩm, dầu gội đầu; kem đánh răng và bàn chải; mỹ phẩm và bông tẩy trang….

Một sản phẩm và một dịch vụ bị xem là tương tự nhau nếu giữa chúng có mối liên hệ với nhau về mặt bản chất (ví dụ: xe máy và dịch vụ sửa chữa xe máy; vật liệu xây dựng và dịch vụ xây dựng…); hoặc giữa chúng có mối liên hệ với nhau về chức năng (ví dụ: ô tô và các thiết bị ô tô; mỹ phẩm và mua bán mỹ phẩm…); hoặc giữa chúng có mối liên quan chặt chẽ với nhau về phương thức thực hiện (ví dụ: phần mềm máy tính và thiết kế phần mềm máy tính; quần áo và thiết kế thời trang...).


Như vậy, chúng ta có thể thấy có bốn tình huống xảy ra khi đánh giá sự trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn giữa hai nhãn hiệu, đó là:

-         Dấu hiệu trùng và sản phẩm/dịch vụ trùng;

-         Dấu hiệu trùng và sản phẩm/ dịch vụ tương tự;

-         Dấu hiệu tương tự và sản phẩm/dịch vụ trùng và cuối cùng là

-         Dấu hiệu tương tự và sản phẩm/ dịch vụ tương tự.

 

Như vậy, để kiểm tra xem nhãn hiệu của bạn có bị trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu khác hay không, bạn cần so sánh cả hai khía cạnh nêu trên. Nếu Bạn đang có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu hãy liên hệ ngay với Interbra để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí. Với đội ngũ luật sư, chuyên gia và nhân viên có trên 10 năm kinh nghiệm, uy tín và chuyên môn cao, Interbra đã giúp hơn 1500 khách hàng đã đăng ký thành công nhãn hiệu. Interbra luôn sẵn sàng phục vụ Bạn với phương châm: Uy tín - Chất lượng - Hiệu quả.

Hãy gọi ngay cho chúng tôi qua số điện thoại/zalo 0938951939 hoặc email ib@interbra.vn. Interbra luôn sẵn sàng phục vụ bạn!


INTERBRA - Đơn vị dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp về sở hữu trí tuệ.

------------------------------

📢Hãy liên hệ với INTERBRA để được tư vấn miễn phí và nhanh chóng.

📢Đừng bỏ lỡ cơ hội để bảo vệ thương hiệu của bạn.

📢Hãy đăng ký nhãn hiệu ngay hôm nay!

------------------------------

CÔNG TY TNHH TRÍ TUỆ INTERBRA

🏡Số 8 Đường Số 6, KDC Cityland Park Hills, P.10, Q.Gò Vấp, TP.HCM

📧ib@interbra.vn

🌐interbra.vn

📌Fanpage: https://www.facebook.com/interbra.vn/


Tác giả: Hà Ngọc
Lưu Ý: Nội dung trên website này chỉ phản ánh quan điểm của Interbra và không có tính chất là lời khuyên hay dịch vụ pháp lý. Quý vị cần tìm hiểu kỹ và tham khảo ý kiến của các chuyên gia pháp lý trước khi đưa ra bất kỳ quyết định hoặc hành động nào dựa trên nội dung này.


Tag:

#interbra #nhanhieu #dangkynhanhieu



Bài Viết Mới

Facebook messenger Facebook messenger