Theo dõi INTERBRA trên INTERBRA trên Google News

Phân tích các tình huống hai nhãn hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn theo quan điểm của Interbra


 Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Một trong những điều kiện để nhãn hiệu được bảo hộ là không được trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu đã được đăng ký hoặc bảo hộ trước đó cho các sản phẩm hoặc dịch vụ trùng hoặc tương tự. Việc xác định sự trùng hoặc tương tự giữa hai nhãn hiệu là một vấn đề phức tạp và quan trọng, ảnh hưởng tới quyền lợi của người sở hữu.

Hướng dẫn chi tiết các bước đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam

 04 Tình huống khi đánh giá sự trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn giữa hai nhãn hiệu  

Theo quy định của luât sở hữu trí tuệ và các văn bản hướng dẫn hiện hành, có bốn tình huống xảy ra khi đánh giá sự trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn giữa hai nhãn hiệu, đó là:

- Dấu hiệu trùng và sản phẩm/dịch vụ trùng: Trường hợp này là dễ nhận biết nhất, khi hai nhãn hiệu có cùng cấu trúc, nội dung, cách phát âm (đối với dấu hiệu chữ), ý nghĩa, cách trình bày (kể cả màu sắc) và được sử dụng cho cùng một loại hàng hóa, dịch vụ.

Ví dụ: hai nhãn hiệu "Pepsi" được sử dụng cho nước ngọt có ga.

- Dấu hiệu trùng và sản phẩm/dịch vụ tương tự: Trường hợp này xảy ra khi hai nhãn hiệu có cùng cấu trúc, nội dung, cách phát âm (đối với dấu hiệu chữ), ý nghĩa, cách trình bày (kể cả màu sắc) nhưng được sử dụng cho các loại hàng hóa, dịch vụ có bản chất, chức năng hoặc mục đích sử dụng gần giống nhau; hoặc được đưa ra thị trường theo cùng một kênh thương mại; hoặc được dùng cùng nhau.

Ví dụ: hai nhãn hiệu "Apple" được sử dụng cho máy tính và điện thoại di động.

- Dấu hiệu tương tự và sản phẩm/dịch vụ trùng: Trường hợp này xảy ra khi hai nhãn hiệu có một số đặc điểm hoàn toàn trùng nhau hoặc tương tự đến mức không dễ dàng phân biệt với nhau về cấu trúc, nội dung, cách phát âm, phiên âm (đối với dấu hiệu chữ), ý nghĩa, cách trình bày (kể cả màu sắc) và được sử dụng cho cùng một loại hàng hóa, dịch vụ.

Ví dụ: hai nhãn hiệu "Nike" và "Nikes" được sử dụng cho giày thể thao.

- Dấu hiệu tương tự và sản phẩm/dịch vụ tương tự: Trường hợp này xảy ra khi hai nhãn hiệu có một số đặc điểm hoàn toàn trùng nhau hoặc tương tự đến mức không dễ dàng phân biệt với nhau về cấu trúc, nội dung, cách phát âm, phiên âm (đối với dấu hiệu chữ), ý nghĩa, cách trình bày (kể cả màu sắc) và được sử dụng cho các loại hàng hóa, dịch vụ có bản chất, chức năng hoặc mục đích sử dụng gần giống nhau; hoặc được đưa ra thị trường theo cùng một kênh thương mại; hoặc được dùng cùng nhau.

Ví dụ: hai nhãn hiệu "Omo" và "Omos" được sử dụng cho bột giặt và nước xả vải.

Làm sao biết nhãn hiệu của bạn có bị trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu khác hay không?

Ví dụ minh họa cho từng tình huống.  

- Dấu hiệu trùng và sản phẩm/dịch vụ trùng:

Một ví dụ điển hình cho trường hợp này là vụ án hình sự thương hiệu kẹo sìu châu giữa bà Trần Thị Hiệp Giám đốc Công ty TNHH sản xuất bánh kẹo Thanh Lan, sử dụng nhãn hiệu “Toàn Mỹ” cho sản phẩm kẹo sìu châu giống y hệt nhãn hiệu “Toàn Mỹ” của Ông Triệu Văn Mỹ đã đăng ký độc quyền tại Cục sở hữu trí tuệ cấp văn bằng số 249359. Cơ quan Công an đã thu giữ 300 thùng kẹo sìu châu Toàn Mỹ và trưng cầu giám định tại Viện Khoa học Sở hữu Trí tuệ Bộ Khoa học và Công nghệ. Kết luận giám định thể hiện sản phẩm kẹo lạc gắn dấu hiệu “Toàn Mỹ và hình” là hàng hóa giả mạo đối với nhãn hiệu đã được bảo hộ. Ngày 22.6, TAND Q.Bắc Từ Liêm (Hà Nội) đã tuyên án phạt bị cáo Trần Thị Hiệp 12 tháng cải tạo không giam giữ, đồng thời Bà Hiệp phải chịu trách nhiệm bồi thường hơn 300 triệu đồng cho bị hại và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Tiêu chí

Nhãn hiệu đã đăng ký

Nhãn hiệu đánh giá

Đánh giá

Dấu hiệu

Toàn Mỹ

Số văn bằng: 249359

Toàn Mỹ

SX tại công ty Toàn Mỹ

 

Trùng

Sản phẩm

Kẹo lạc, kẹo vừng, kẹo dồi.

Kẹo lạc (kẹo sìu châu)

Trùng

 

Nhân viên tách ra làm riêng kiện Bà Chủ vì sử dụng nhãn hiệu giả mạo, Bà Chủ bị phạt 12 tháng cải tạo.

- Dấu hiệu trùng và sản phẩm/dịch vụ tương tự:

Công ty M (tiền thân là Cơ sở M) là chủ sở hữu hợp pháp đối với nhãn hiệu “MEKONG” theo Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 96121 cấp theo quyết định số 2675/QĐ-SHTT ngày 19/02/2008 của Cục sở hữu trí tuệ và được sửa đổi, gia hạn theo các Quyết định sửa đổi số 15851/QĐ-SHTT ngày 22/6/2011, Quyết định sửa đổi số 13440/QĐ-SHTT ngày 14/3/2016 và Quyết định gia hạn số 13443/QĐ-SHTT ngày 14/3/2016.

Ngày 15/4/2017, Công ty M phát hiện Công ty Cổ phần F (nay đổi tên là Công ty F) đã sử dụng dấu hiệu “MEKONG FOODS, hình” để giới thiệu quảng cáo cho sản phẩm nước mắm (thuộc nhóm hàng hóa số 30) trên trang web (trang điện tử) http://goldfoods.vn. Dấu hiệu “MEKONG FOODS” mà Công ty F đã sử dụng để giới thiệu, quảng cáo cho sản phẩm nước mắm là dấu hiệu tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu “MEKONG” của Công ty M.

Ngày 26/4/2017, nguyên đơn đã gửi hồ sơ yêu cầu Viện Khoa học Sở hữu Trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ giám định sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu gắn trên sản phẩm của Công ty F. Theo kết luận giám định ngày 05/5/2017 của Viện Khoa học Sở hữu Trí tuệ đã kết luận: Dấu hiệu “MEKONG FOODS và hình” gắn trên chai đựng nước mắm quảng cáo trên trang web http://goldfoods.vn là yếu tố xâm phạm quyền được bảo hộ theo Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 96121 của Công ty M.

Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh buộc Buộc Công ty F phải chấm dứt hành vi xâm phạm nhãn hiệu “MEKONG, hình” thuộc quyền sở hữu của Công ty M và buộc bị đơn phải thay đổi tên thương mại đảm bảo không tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được bảo hộ của Công ty M. Buộc Công ty F phải trả cho nguyên đơn chi phí thuê luật sư là 66.000.000 đồng.

(Bản án phúc thẩm số 12/2022/KDTM-PT ngày 28 tháng 02 năm 2022 của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.)

Tiêu chí

Nhãn hiệu đã đăng ký

Nhãn hiệu đánh giá

Đánh giá

Dấu hiệu

MEKONG

Số văn bằng: 96121

MEKONG FOODS

 

Trùng

Sản phẩm

Nước tương, tương ớt, nước xốt cà chua, xì dầu.

nước mắm

Tương tự

 

- Dấu hiệu tương tự và sản phẩm/dịch vụ trùng:

Công ty Đông Phương được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu “Asano, hình” số 107919 ngày 25/8/2008 cho các hàng hóa Nhóm 07: Máy giặt, máy xay sinh tố chạy điện sử dụng trong gia đình, máy ép trái cây chạy điện sử dụng trong gia đình; Nhóm 09: Ti vi, đầu lọc đĩa DVD, loa, amply, Nhóm 11: Tủ lạnh, điều hòa không khí, nồi cơm điện,  lò vi sóng, lò nướng, bếp ga, quạt điện, bình đun nước chạy điện.

Năm 2015, Công ty Đông Phương phát hiện trên thị trường có Công ty Cổ phần Điện tử Asanzo Việt Nam sử dụng nhãn hiệu ASANZO để gắn vào các hàng hóa và dịch vụ Công ty Asanzo Việt Nam như ti vi, máy lạnh, máy xay sinh tố và nhiều hàng hóa gia dụng khác với kiểu dáng, mẫu mã nhãn hiệu giống với nhãn hiệu mà Công ty Đông Phương đã được đăng ký bảo hộ.

Ngày 10/8/2015, Công ty Đông Phương đã gửi hồ sơ cho Viện Khoa học sở hữu trí tuệ để giám định và đến ngày 18/8/2015, Công ty Đông Phương nhận được kết luận giám định của Viện Khoa học sở hữu trí tuệ khẳng định dấu hiệu ASANZO là yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu ASANO.

Bản án sơ thẩm của TAND TP.HCM năm 2018 đã tuyên buộc Công ty Asanzo chấm dứt hành vi xâm phạm, xóa bỏ nhãn hiệu Asanzo, hình đã dán trên các sản phẩm và buộc công ty này phải bồi thường số tiền 100 triệu đồng cho Công ty Đông Phương.

(Bản án phúc thẩm số 01/2019/KDTM-PT ngày 09 tháng 01 năm 2019 của Tòa án nhân dân cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh.)

Tiêu chí

Nhãn hiệu đã đăng ký

Nhãn hiệu đánh giá

Đánh giá

Dấu hiệu

Asano

Số văn bằng: 107919

ASANZO

 

Tương tự

Sản phẩm

Ti vi, đầu lọc đĩa DVD, loa, amply

ti vi, máy lạnh, máy xay sinh tố

Trùng

 

- Dấu hiệu tương tự và sản phẩm/dịch vụ tương tự:

Công ty D đã được đăng ký và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp cho nhãn hiệu “BOOM-nflower” thuộc danh mục nhóm 01: chất hóa học dùng trong nông nghiệp số và giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho tác phẩm: “Hình thức thể hiện trên bao bì sản phẩm BOOM Flower”, loại hình mỹ thuật ứng dụng, khởi kiện công ty TNHH thương mại sản xuất H có địa chỉ tại huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang (công ty H) vì cho rằng công ty H đã sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Phân bón là nhãn hiệu “BOMY japanag” có hình thức thể hiện trên bao bì tươg tự đến mức gây nhầm lẫn với sản phẩm của công ty D, yêu cầu Tòa án buộc công ty H: Chấm dứt các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu “BOOM-n flower”; thu hồi và tiêu hủy toàn bộ sản phẩm hàng hóa mang dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu “BOOM-n flower”; bồi thường thiệt hại cho Công ty D số tiền 220.000.000 đồng (bao gồm chi phí luật sư và tiền bồi thường thiệt hại về vật chất).

Tòa án nhân dân cấp sơ thẩm tuyên xử: Buộc công ty H phải chấm dứt hành vi vi phạm sử dụng nhãn hiệu “BOMY japanag” với cấu trúc chữ japanag viết cách điệu đặt dưới chữ Bomy, chữ y đặt trong bông hồng tương tự gây nhầm lẫn đối với nhãn hiệu “BOOM-n flower” và hình đã được bảo hộ tổng thể theo Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 160473;

(Bản án phúc thẩm số 12/2020/KDTM-PT ngày 27 tháng 5 năm 2020 của Tòa án nhân dân cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh.)

Tiêu chí

Nhãn hiệu đã đăng ký

Nhãn hiệu đánh giá

Đánh giá

Dấu hiệu


Số văn bằng: 160473

BOMY japanag

(cấu trúc chữ japanag viết cách điệu đặt dưới chữ Bomy, chữ y đặt trong bông hồng tương tự gây nhầm lẫn đối với nhãn hiệu)



Tương tự

Sản phẩm

Chất hóa học dùng trong nông nghiệp (chất nông hóa) kích thích sự phát triển và làm tăng sản lượng của cây trồng.

Phân bón

Tương tự

 

Làm sao biết nhãn hiệu của bạn có bị trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu khác hay không?

Các tiêu chí để xem xét dấu hiệu trùng hoặc tương tự bao gồm:  

- Cấu trúc: là cách bố trí các thành phần của dấu hiệu, bao gồm phần chữ, phần hình, màu sắc hoặc sự kết hợp của chúng. Nếu dấu hiệu có cùng tất cả các thành phần hoặc một số thành phần tương tự nhau và cách bố trí giống hoặc tương tự nhau thì hai dấu hiệu đó có cùng cấu trúc hoặc cấu trúc tương tự nhau.

- Cách phát âm: là cách người tiêu dùng đọc hoặc nghe các chữ phát thành tiếng trong dấu hiệu. Hai dấu hiệu có cùng cách phát âm nếu có cùng các âm tiết và ngữ điệu. Hai dấu hiệu có cách phát âm tương tự nếu có một số âm tiết và ngữ điệu giống nhau hoặc gần giống nhau.

- Phiên âm: là cách viết lại các chữ hoặc âm thanh trong dấu hiệu theo một hệ thống chữ cái khác. Hai dấu hiệu có cùng phiên âm nếu có cùng các ký tự và quy tắc viết. Hai dấu hiệu có phiên âm tương tự nếu có một số ký tự và quy tắc viết giống nhau hoặc gần giống nhau.

- Ý nghĩa: là nội dung hay thông điệp mà dấu hiệu muốn truyền tải cho người tiêu dùng. Hai dấu hiệu có cùng ý nghĩa nếu có cùng các từ, khái niệm hoặc hình ảnh liên quan. Hai dấu hiệu có ý nghĩa tương tự nếu có một số từ, khái niệm hoặc hình ảnh liên quan giống nhau hoặc gần giống nhau.

- Cách trình bày: là hình thức thể hiện của dấu hiệu, bao gồm kích thước, kiểu chữ, font chữ, biểu tượng, logo, họa tiết, mẫu mã, vị trí đặt trên sản phẩm hay bao bì. Hai dấu hiệu có cùng cách trình bày nếu có cùng các yếu tố trên. Hai dấu hiệu có cách trình bày tương tự nếu có một số yếu tố trên giống nhau hoặc gần giống nhau.

Làm sao biết nhãn hiệu của bạn có bị trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu khác hay không?

Các tiêu chí để xem xét sản phẩm/ dịch vụ trùng hoặc tương tự bao gồm:  

- Bản chất: là tính chất vật lý, hóa học, sinh học của sản phẩm hoặc dịch vụ. Hai sản phẩm hoặc hai dịch vụ có cùng bản chất nếu có cùng các thành phần, cấu tạo, đặc tính, chất lượng. Hai sản phẩm hoặc hai dịch vụ có bản chất tương tự nếu có một số thành phần, cấu tạo, đặc tính, chất lượng giống nhau hoặc gần giống nhau.

- Chức năng: là công dụng, mục đích sử dụng của sản phẩm hoặc dịch vụ. Hai sản phẩm hoặc hai dịch vụ có cùng chức năng nếu có cùng các khả năng, lợi ích, hiệu quả. Hai sản phẩm hoặc hai dịch vụ có chức năng tương tự nếu có một số khả năng, lợi ích, hiệu quả giống nhau hoặc gần giống nhau.

- Kênh thương mại: là phương thức phân phối, bán hàng của sản phẩm hoặc dịch vụ. Hai sản phẩm hoặc hai dịch vụ được đưa ra thị trường theo cùng một kênh thương mại nếu được bán cùng nhau hoặc cạnh nhau, trong cùng một loại cửa hàng, siêu thị, trang web, quảng cáo.

Nếu Bạn đang có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu hãy liên hệ ngay với Interbra để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí. Với đội ngũ luật sư, chuyên gia và nhân viên có trên 10 năm kinh nghiệm, uy tín và chuyên môn cao, Interbra đã giúp hơn 1500 khách hàng đã đăng ký thành công nhãn hiệu. Interbra luôn sẵn sàng phục vụ Bạn với phương châm: Uy tín - Chất lượng - Hiệu quả.

Hãy gọi ngay cho chúng tôi qua số điện thoại/zalo 0938951939 hoặc email ib@interbra.vn. Interbra luôn sẵn sàng phục vụ bạn!


 “Điểm 39.11 Văn bản hợp nhất số 07/VBHN-BKHCN ngày 29 tháng 12 năm 2017 thì Dấu hiệu bị coi trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đối chứng dùng cho hàng hóa trùng hoặc tương tự hoặc có liên quan trong các trường hợp sau đây:
 (i) Dấu hiệu trùng với nhãn hiệu đối chứng và hàng hóa, dịch vụ mang dấu hiệu trùng hoặc tương tự với hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu đối chứng;
 (ii) Dấu hiệu trùng với nhãn hiệu đối chứng và hàng hóa, dịch vụ trùng với hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu đối chứng của cùng chủ sở hữu nhãn hiệu;
 (iii) Dấu hiệu tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đối chứng và hàng hóa, dịch vụ mang dấu hiệu trùng hoặc tương tự với hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu đối chứng, trừ trường hợp ngoại lệ khi tính tương tự về hàng hóa, dịch vụ và tính tương tự về dấu hiệu không đủ tạo ra khả năng nhầm lẫn khi sử dụng dấu hiệu tương tự; 
 (iv) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu đối chứng là nhãn hiệu nổi tiếng và hàng hóa, dịch vụ mang dấu hiệu tuy không trùng, không tương tự với hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu đó, nhưng việc sử dụng dấu hiệu làm nhãn hiệu có thể làm cho người tiêu dùng lầm tưởng rằng có tồn tại mối quan hệ giữa hàng hóa, dịch vụ mang dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng, có khả năng thực tế làm suy giảm khả năng phân biệt của nhãn hiệu nổi tiếng hoặc tổn hại đến uy tín của nhãn hiệu nổi tiếng.”   

 


INTERBRA - Đơn vị dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp về sở hữu trí tuệ.

------------------------------

📢Hãy liên hệ với INTERBRA để được tư vấn miễn phí và nhanh chóng.

📢Đừng bỏ lỡ cơ hội để bảo vệ thương hiệu của bạn.

📢Hãy đăng ký nhãn hiệu ngay hôm nay!

------------------------------

CÔNG TY TNHH TRÍ TUỆ INTERBRA

🏡Số 8 Đường Số 6, KDC Cityland Park Hills, P.10, Q.Gò Vấp, TP.HCM

📧ib@interbra.vn

🌐interbra.vn

📌Fanpage: https://www.facebook.com/interbra.vn/


Tác giả: Hà Ngọc
Lưu Ý: Nội dung trên website này chỉ phản ánh quan điểm của Interbra và không có tính chất là lời khuyên hay dịch vụ pháp lý. Quý vị cần tìm hiểu kỹ và tham khảo ý kiến của các chuyên gia pháp lý trước khi đưa ra bất kỳ quyết định hoặc hành động nào dựa trên nội dung này.


Tag:

#interbra #nhanhieu #tracuunhanhieu #dangkynhanhieu #logo

Bài Viết Mới

CỤC TRƯỞNG CỤC SỞ HỮU TRÍ TUỆ giải quyết khiếu nại của Công ty cổ phần công nghệ & truyền thông FMO (lần đầu)

Ngày 02/10/2024 Cục sở hữu trí tuệ ra quyết định số 115952/QĐ-SHTT.ip về việc giải quyết khiếu nại của Công ty cổ phần công nghệ & truyền thông FMO (lần đầu) liên quán đến đơn đăng ký nhân hiệu số 4-2020-55567 ngày 31/12/2020.



CỤC SỞ HỮU TRÍ TUỆ chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 109485

Ngày 02/10/2024 Cục sở hữu trí tuệ ra quyết định số 115951/QĐ-SHTT.ip Về việc chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 109485 cấp ngày 22/9/2008 của Lovedale Corporation Pte. Ltd., 135 Cecil Street, LKN Building #10-04 Singapore-069536.



Hướng Dẫn Tra Cứu Nhãn Hiệu Thành Công

Bạn đang chuẩn bị đăng ký nhãn hiệu nhưng không biết bắt đầu từ đâu? Việc tra cứu nhãn hiệu là bước đầu tiên vô cùng quan trọng giúp bạn kiểm tra khả năng bảo hộ, tránh bị từ chối và tiết kiệm thời gian, chi phí sửa đổi. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách tra cứu nhãn hiệu đơn giản, chính xác, và hiệu quả nhất để đảm bảo thương hiệu của bạn có cơ hội đăng ký thành công cao nhất.